Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ

I. Dàn ý

Mở bài

Giới thiệu về tác giả tác phẩm, vị trí đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Nêu nội dung, nghệ thuật đoạn trích, nhấn mạnh tới nhân vật chị Dậu

Thân bài

1. Người phụ nữ hết lòng yêu thương chồng con

     + Chạy vạy khắp nơi mong có tiền nộp thuế, để anh Dậu được về nhà

     + Nấu cháo loãng và bón từng thìa cho anh để anh Dậu mau hồi sức

2. Là người hi sinh, nhẫn nhục giỏi

     + Bọn cai lệ đòi bắt anh Dậu đi, chị Dậu van xin bằng những lời khiêm nhường, nhẫn nhịn (cách xưng hô, điệu bộ)

3. Là người mạnh mẽ, dám đứng lên chống trả bất công

     + Khi bọn cai lệ xông tới đòi đánh anh Đạu chị đã vùng lên, đánh tay đôi với bọn cai lệ, lý trưởng

     + Chị tỏ ra thái độ căm phẫn trước hành động ác độc của bọn lý trưởng, cai lệ (xưng hô tôi- ông, bà – mày)

     + Chị Dậu đánh ngã tên cai lệ và người nhà Lí trưởng bằng sức mạnh của lòng căm thù, tức nước thì vỡ bờ, có áp bức, có đấu tranh.

→ Tình yêu thương chồng con, quê hương đất nước

II. Bài văn mẫu

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.

– Nhân vật lão Hạc: hiền lành, giàu lòng yêu thương và tự trọng

Thân bài

Cuộc đời, hoàn cảnh của lão Hạc, người nông dân nghèo khổ, khốn khó

     + Vợ mất sớm, nhà nghèo, con trai không có tiền cưới vợ nên bỏ đi đồn điền cao su

     + Sống cô đơn trong tuổi già, ốm nặng, không có việc, đói kém

     + Không đủ khả năng nuôi con Vàng nên đành bán

     + Tới bước đường cùng phải tự tìm tới cái chết

2. Phẩm chất, nhân cách của Lão Hạc

– Là người giàu lòng tự trọng, chân thành

– Người cha thương con, hết lòng vì con

– Người nhân ái, nhân hậu

3. Cái chết của lão Hạc

– Lão Hạc tự tìm cách giải thoát kiếp sống khốn khó của mình

– Chết vì thương con, muốn giữ vốn cho con

– Chọn cái chết để tránh bị đẩy tới con đường bị tha hóa, biến chất

– Là điển hình cho nỗi bất hạnh và phẩm giá của người nông dân Việt Nam trước cách mạng.

4. Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với nhân vật

II. Bài văn mẫu

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá” em hãy viết suy nghĩ của mình về truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

I. Dàn ý

Mở bài

– Giới thiệu truyện ngắn, hoàn cảnh ra đời của truyện Chiếc lá cuối cùng

– Nêu chung về giá trị nội dung và nghệ thuật

Thân bài

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Giôn- xi

     + Chán nản, chán sống, không muốn tiếp tục sự sống của mình

     + Thường xuyên nhìn ra cây thường xuân và nghĩ mình sẽ lìa đời khi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân rụng xuống

– Cụ Bơ-men: Người hàng xóm tốt bụng, cũng là người họa sĩ hiền lành, đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão

– Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn kiên cường trên cây nên cô đã vượt qua cơn bệnh.

– Cụ Bơ- men chết vì viêm phổi, do vẽ chiếc lá cuối cùng- kiệt tác

* Ý nghĩa của chiếc lá

– Chiếc lá hiện hữu thật tới mức Giôn-xi là họa sĩ nhưng không nhận ra được

– Tạo ra động lực giúp Giôn-xi vực bản thân dậy khỏi những chán nản, buồn tủi lúc mắc bệnh

– Chiếc lá là kiệt tác nghệ thuật vị nhân sinh vì chiếc lá không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà còn cứu sống con người- bằng tình yêu thương, sự chia sẻ

Kết bài

Khẳng định hình tượng chiếc lá cuối cùng để thể hiện tình người, tình đời được vẽ bởi con người có tình cảm sâu sắc, yêu nghề

II. Bài văn mẫu

Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài Mây và sóng của Ta-go

I. Dàn ý

Mở bài:

– Giới thiệu bài thơ Mây và sóng của Ta-go

– Nêu khái quát vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ

Thân bài

– Hình ảnh thiên nhiên mênh mông, bát ngát mở ra trong tâm hồn em bé những câu chuyện lí thú, ly kì

– Em bé ngây thơ mơ mộng được đi đây đó ngao du, khám phá những điều mới lạ.

– Vẻ đẹp mộng mơ của bài Mây và sóng

– lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng trong lời kể của người con

     + Tiếng gợi mời thân thương, dịu dàng, đầy mộng mơ

     + Những lời ca cất lên du dương, bất tận

     + Lời mời gọi hấp dẫn, lôi cuốn

– Em bé từ chối lời mời gọi

     + Em bé không muốn rời xa mẹ, qua đó thể hiện tình yêu thương tha thiết của người con dành cho mẹ

Kết bài

Bài thơ Mây và sóng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp. Cậu bé sẵn sàng từ chối những lời mời gọi hấp dẫn, cuốn hút để ở lại bên mẹ

II. Bài văn mẫu

Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Pó của Hồ Chí Minh

I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Tức cảnh Pác Pó

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ hay nói lên tình yêu thiên nhiên và sự lạc quan của Người khi làm

Thân bài

1. Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó

– Cảnh sinh hoạt của Người: Thời gian thì Bác thể hiện tối, sáng, Bác ở đó mỗi ngày

     + Về không gian sinh hoạt của Bác gắn với tự nhiên, suối và hang

     + Lối sống nề nếp, lối sinh hoạt giản dị

     + Người lạc quan trước những khó khăn, thiếu thốn về vật chất

– Hoạt động cách mạng của Người

     + Bác hoạt động cách mạng trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng Bác luôn lạc quan

     + Hình ảnh người chiến sĩ hoạt động cách mạng trở nên vĩ đại, lớn lao

2. Cảm nghĩ về Bác

– Người cảm thấy thoải mái, tự nhiên với cuộc sống gắn với thiên nhiên

– Người sống chân thành, giản dị, cống hiến , hi sinh hạnh phúc cá nhân cho dân tộc

Kết bài

Tức cảnh Pác Bó là bài thơ toát lên tinh thần lạc quan của Người trong hoàn cảnh khó khăn.

II. Bài văn mẫu

Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy

I. Dàn ý

Mở bài:

Giới thiệu về bài thơ, tác giả Nguyễn Duy

– Khổ thơ cuối thể hiện những suy ngẫm sâu sắc và triết lý nhân sinh của nhà thơ qua hình tượng trăng

Thân bài

Trong cuộc gặp lại không lời trăng và người có sự đối lập, trăng trở thành sự vật bất biến, vĩnh hằng không thay đổi

     + Trăng cứ tròn vành vạnh: biểu tượng sự tròn đầy thủy chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người thay đổi “vô tình”

     + Biện pháp nhân hóa, “im phăng phắc” không có lời trách cứ, gợi liên tưởng cái nhìn vừa nghiêm khắc và bao dung độ lượng của người thủy chung, tình nghĩa

– Tình cảm của trăng, tấm lòng của trăng chính là tình cảm của những người đồng độ, đồng bào của nhân dân

     + Sự im lặng làm nhà thơ giật mình thức tỉnh, cái giật mình của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng

– Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt

Kết bài

Qua khổ thơ cuối Nguyễn Duy muốn nhắc nhở mọi người về lẽ sống, về đạo đức lí ân nghĩa thủy chung

Ánh trăng của Nguyễn Duy gây nhiều xúc động bởi cách diễn tả bình dị như lời tâm sự, lời tự thú

II. Bài văn mẫu

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ bếp lửa của Bằng Việt

I. Dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng đại diện cho tình bà cháu sâu sắc, thông qua dòng hồi tưởng của người cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà

Thân bài

Hình ảnh bếp lửa gợi lên những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà

     + Hình ảnh thân thương bếp lửa gắn với người bà

     + Bếp lửa chờn vờn sương sớm, bếp lửa “ấp iu”: bàn tay dịu dàng, kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng

– Hình ảnh bếp lửa rất tự nhiên đã đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà – người nhóm lửa mỗi sớm mai, một hình ảnh trong bài thơ luôn chập chờn, lay động

     + Trong lòng đứa cháu đi xa trào dâng một cảm xúc thương bà mãnh liệt, thương người bà lặng lẽ, âm thầm trong khung cảnh biết mấy nắng mưa

     + Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn

– Suy ngẫm về bếp lửa và tình bà cháu: bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng

     + Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa

     + Bằng tình yêu thương, đức hi sinh của mình bà nhóm lên biết bao tình cảm, những điều tốt đẹp, niềm tin trong lòng người cháu.

     + Hình ảnh người bà tần tảo, người thắp lửa và truyền lửa đến thế hệ trẻ

Kết bài

Tác giả thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: bếp lửa

Hình ảnh bếp lửa gắn liền với tình yêu thương, đức hi sinh của người bà dành cho cháu, đó là biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước

II. Bài văn mẫu

Các bài soạn văn lớp 9 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *