Soạn bài: Văn bản thông báo lớp 8

Hướng dẫn Soạn bài: Văn bản thông báo lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Luyện tập làm văn bản tường trình lớp 8
  • Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng việt (tiếp theo) lớp 8

Chúng ta đã được làm quen rất nhiều loại văn bản trước đó như văn bản tự sự, văn bản biểu cảm, văn bản nghị luận và văn bản hành chính. Có lẽ văn bản hành chính trở nên quen thuộc với phần đông chúng ta. Những bản giấy được soạn gửi về thông báo các lịch trình, kế hoạch,… chúng ta bắt gặp rất nhiều. Đó là văn bản thông báo – một loại văn bản thuộc văn bản hành chính. Vậy thế nào là văn bản thông báo? Văn bản thông báo có đặc điểm gì? Văn bản thông báo có khác gì các loại văn bản thuộc văn bản hành chính? Sử dụng văn bản thông báo khi nào? Vì sao phải sử dụng văn bản hành chính? Các câu hỏi này sẽ được trả lời đầy đủ trong bài học “Văn bản thông báo” được học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài: “Văn bản thông báo”.

SOẠN BÀI VĂN BẢN THÔNG BÁO LỚP 8

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

1. Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Văn bản 1:

  •     Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (kí thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).
  •   Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THSC Hải Nam.

  Văn bản 2:

  •   Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.
  •   Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ chú Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.

2. Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

3. Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 8 tập 2)

 Một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường: ngày nghỉ lễ, ngày thi, ngày lao động, ngày kiểm tra,…

II.  Cách làm văn bản thông báo

1. Tình huống cần làm văn bản thông báo

  • Tình huống b): Ban Giám hiệu viết thông báo gửi xuống các lớp.
  • Tình huống c): Ban chỉ huy liên đội viết thông báo gửi xuống các Ban chỉ huy chi đội

2. Cách làm văn bản thông báo.

Bố cục chung của các văn bản thông báo:

  •   Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm …
  •   Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện…
  •   Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo…

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ôn tập phần Văn (tiếp theo) lớp 8
  • Soạn bài Chương trình địa phương(phần tiếng Việt) lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *