Soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngắn gọn hay nhất lớp 7
Từ lâu, ca dao, tục ngữ là kho báu tinh thần vô giá của dân tộc ta. Đã là người Việt Nam, chẳng ai là không thuộc lấy một vài câu tục ngữ. Tục ngữ chính là những đúc kết quý báu của ông cha ta về tự nhiên, con người, xã hội, trải qua hàng nghìn năm lịch sử vẫn còn nguyên giá trị cho đến hôm nay. Những câu tục ngữ dường như đã trở thành kim chỉ nam cho chúng ta trong mọi vấn đề của cuộc sống: từ lao động sản xuất đến cách ứng xử, mối quan hệ giữa người với người… Qua tục ngữ, ta có được bao bài học bổ ích, là hành tranh để ta vững bước trong cuộc sống. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài tục ngữ về con người và xã hội ngắn gọn lớp 7Hướng dẫn soạn bài Tục ngữ về con người và xã hội ngắn gọn lớp 7 hay nhất để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình
Các bài soạn trước đó:
- Soạn bài Chương trình địa phương(Phần văn và Tập làm văn) ngắn gọn lớp 7
- Soạn bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận ngắn gọn lớp 7
SOẠN BÀI TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI NGẮN GỌN LỚP 7
Câu 2/ 12 SGK văn 7 tập 2:
1. Một mặt người bằng mười mặt của: người bao giờ cũng quý hơn tiền tài, vật chất
Giá trị kinh nghiệm: con người phải biết quý trọng bản thân
2. Cái răng cái tóc là góc con người: răng và tóc thể hiện một phần con người
Giá trị kinh nghiệm: giữ gìn răng và tóc sạch đẹp cũng là giữ gìn nhân cách của mình
3. Đói cho sạch rách cho thơm: dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng phải sống trong sạch
Giá trị kinh nghiệm: phải có lối sống trong sạch, thanh cao, không bị cám dỗ bởi vật chất dù là trong hoàn cảnh thiếu thốn
4. Học ăn, học nói, học gói, học mở: con người phải học những thứ dù là đơn giản nhất
Giá trị kinh nghiệm: phải học giao tiếp, ứng xử để thể hiện mình là người có nhân cách
5. Không thầy đố mày làm nên: vai trò và giá trị của người thầy
Giá trị kinh nghiệm: phải biết kính trọng người thầy
6. Học thầy không tày học bạn: không chỉ học ở thầy mà còn cần học ở bạn
Giá trị kinh nghiệm: cần phải mở rộng đối tượng học tập, học những người gần gũi bên cạnh ta
7. Thương người như thể thương thân: thương người khác như chính bản thân mình
Giá trị kinh nghiệm: phải có tinh thần đồng loại, yêu thương lẫn nhau
8. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: khi được hưởng thành quả phải nhớ tới người tạo ra thành quả
Giá trị kinh nghiệm: luôn có lòng tri ân đối với những người có công gây dựng, giúp đỡ mình
9. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: nhiều người gộp lại sẽ đạt được thành công
Giá trị kinh nghiệm: nhắc nhở con người về sự đoàn kết
Câu 3/ 13 SGK văn 7 tập 2:
Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau:
- Không thầy đố mày làm nên: đề cao vai trò, giá trị của người thầy
- Học thầy không tày học bạn: không chỉ học ở thầy mà còn cần học ở bạn, những người gần gũi xung quanh
Một vài cặp câu tục ngữ tương tự:
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần
- Bán anh em xa mua láng giềng gần
Câu 4/ 13 SGK văn 7 tập 2:
Diễn đạt so sánh: lời nói giàu hình ảnh, sinh động, dễ hiểu hơn
- Anh em như thể tay chân
- Con không cha như nhà không nóc
Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ: cách nói thâm thúy, sâu sắc, hiểu nhiều tầng ý nghĩa
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Uống nước nhớ nguồn
Từ và câu có nhiều nghĩa: lời nói đa nghĩa
- Cái răng, cái tóc là góc con người
- Đói cho sạch, rách cho thơm
Luyện tập tục ngữ về con người và xã hội:
Một số câu tục ngữ đồng nghĩa:
- Của trong hơn người
- Uống nước nhớ nguồn
- Giấy rách phải giữ lấy lề
Một số câu tục ngữ trái nghĩa:
- Ăn cháo đá bát
- Qua cầu rút ván
Các bài soạn tiếp theo:
- Soạn bài Rút gọn câu ngắn gọn lớp 7
- Soạn bài Đặc điểm của văn nghị luận ngắn gọn lớp 7