Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

– Các tiếng: Thần, dạy, dân, cách, trồng, trọt, chăn, nuôi, và, cách, ăn, ở.

– Các từ:

     + Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, và

     + Từ ghép: Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.

Câu 2 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Các đơn vị được gọi là tiếng và từ khác nhau

     + Tiếng là thành phần cấu tạo nên từ.

     + Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa dùng để tạo câu

Câu 1 (trang 13 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Câu 2(trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ ghép và từ láy giống nhau: đều có từ 2 âm tiếng trở lên tạo thành

– Khác nhau:

     + Từ ghép: được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau

     + Từ láy: được tạo ra bởi quan hệ láy âm giữa các tiếng.

Bài 1 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Các từ nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.

b, Những từ đồng nghĩa với nguồn gốc: gốc gác, nguồn cội, cội nguồn

c, Những từ ghép có quan hệ theo kiểu thân thuộc: con cháu, anh chị, vợ chồng, anh em, cô dì, chú bác, chị em…

Bài 2 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Quy tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép thể hiện quan hệ thân thuộc:

– Theo giới tính (nam, nữ) : anh chị, cô chú, cô bác, chị em, cô cậu,…

– Theo bậc (bậc trên, bậc dưới): cha con, con cháu, cháu chắt…

Bài 3 (trang 14 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Bài 4 (trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)

Từ thút thít miêu tả tiếng khóc nhỏ, không liên tục, xen với tiếng xịt mũi của nàng công chú Út. Đây là từ láy tượng thanh.

– Các từ láy có cùng tác dụng: sụt sùi, sụt sịt, tấm tức, rưng rức,…

Bài 5 (Trang 15 sgk ngữ văn 6 tập 1)

a, Tả tiếng cười: khanh khách, khúc khích, sằng sặc, hô hố, ha hả, rinh rích, toe toét…

b, Tả tiếng nói: ồm ồm, lí nhí, khe khẽ, ỏn ẻn, léo nhéo, làu bàu, oang oang, khàn khàn…

c, Tả dáng điệu: lom khom, thướt tha, mềm mại, lừ đừ, ngật ngưỡng, lóng ngóng, hí hoáy, co ro, liêu riêu…

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *