Soạn bài Từ Hán Việt ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Trải qua một nghìn năm Bắc thuộc, nước ta đã chịu không ít những ảnh hưởng văn hóa của người Trung Hoa mà đặc biệt là về chữ viết. Năm 938, chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng đã mở ra một kỉ nguyên mới cho độc lập dân tộc, từ đây, văn học viết mới ra đời và bắt đầu từ chữ Hán. Sau này đến thế kỉ thứ XIII, chữ Nôm mới ra đời, là biến tướng của chữ Hán và cuối cùng đến thế kỉ XIX, văn hóa phương Tây tràn vào bờ cõi, chữ quốc ngữ mới ra đời. Vì vậy, từ ngàn đời xưa cho đến nay, chữ viết có thể được nhiều lần cải biên nhưng ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng mang đậm màu sắc văn hóa Hán học. Từ Hán Việt cũng từ đó mà được phân biệt. Sau đây là bài Soạn Từ Hán Việt ngắn gọn lớp 7 Hướng dẫn Soạn bài Từ Hán Việt ngắn gọn lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Sông núi nước Nam ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Phò giá về kinh ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Từ Hán Việt ngắn gọn lớp 7

I. Hướng dẫn Soạn bài Từ Hán Việt ngắn gọn lớp 7

1. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt

Câu 1- SGK/ 69 văn 7 tập 1

Nghĩa các từ:

  • Nam: (tên nước) nước Nam
  • quốc: quốc gia, đất nước
  • sơn: núi
  • hà: sông

Tiếng Nam có thể dùng như một từ đơn để đặt câu.

Các từ còn lại thì không.

Câu 2- SGK/ 69 văn 7 tập 1

Tiếng “thiên” trong các từ:

  • Thiên niên kỉ, thiên lí mã: năm
  • Thiên đô về Thăng Long: dời, chuyển

2. Từ ghép Hán Việt

Câu 1- SGK/ 70 văn 7 tập 1

  • Các từ sơn hà, xâm phạm (trong bài Nam quốc sơn hà), giang san (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc từ ghép đẳng lập.

Câu 2- SGK/ 70 văn 7 tập 1

a) Các từ ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Trật tự của các yếu tố trong các từ này giống trật tự các tiếng thuần việt cùng loại.

b)

  • Các từ thiên thư (Nam quốc sơn hà), thạch mã (Tức sự), tái phạm (Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép chính phụ.
  • Trong các từ ghép này, trật tự từ ngược lại với trật tự từ các tiếng trong từ ghép thuần Việt: tiếng phụ đứng trước, tiếng chính đứng sau.

II. Luyện tập Từ Hán Việt

Câu 1- SGK/ 70 văn 7 tập 1

Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt:

  • Hoa 1  hoa quả, hương hoa): cơ quan sinh sản của cây
  • Hoa 2 (hoa mĩ, hoa lệ): đẹp
  • Phi 1 (phi công, phi đội): bay
  • Phi 2 (phi pháp, phi pháp): trái, không phải, không đúng
  • Phi 3 (vương phi, cung phi): vợ vua
  • Tham 1 (tham vọng, tham lam): ham thích một cách quá đáng
  • Tham 2 (tham gia, tham chiến): dự vào, góp phần vào
  • Gia 1 (gia chủ, gia súc): nhà
  • Gia 2 (gia vị, gia tăng): thêm vào

Câu 2- SGK/ 71 văn 7 tập 1

Tìm các từ ghép Hán Việt có chứa các yếu tố Hán Việt:

  • Quốc: quốc gia, quốc công,…
  • Sơn: sơn hà, giang sơn,…
  • Cư: định cư, di cư, cư dân, ngụ cư,…
  • Bại: thất bại, bại trận, bại tướng,…

Câu 3- SGK/ 71 văn 7 tập 1

Xếp các từ Hán Việt vào loại thích hợp:

  • Yếu tố đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa
  • Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi

Câu 4- SGK/ 71 văn 7 tập 1

Tìm 5 từ Hán Việt:

  • Yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau: nguyệt thực, nhật báo, ân nhân, đại dương, trung tâm.
  • Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau: ái quốc, vô hiệu, hữu hình, vô hình, vô  đạo.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn biểu cảm ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *