Soạn bài Trong lòng mẹ đầy đủ lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Trong lòng mẹ đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cấp độ khái quát nghĩa của từ lớp 8
  • Soạn bài Tính thống nhất về chủ đề văn bản lớp 8

Trong chương trình ngữ văn lớp 7, chúng ta đã học văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, chúng ta đã cảm động biết bao trước cuộc chia tay của hai anh em Thành Thủy, thương thay cho những đứa trẻ của một gia đình tan nát. Thế nhưng Thành và Thủy vẫn còn là những đứa trẻ được sống với người thân dù không trọn vẹn, chúng vẫn còn may mắn hơn phần nào những đứa trẻ mồ côi đáng thương sống trong sự thiếu thốn tình cảm cùng sự ghẻ lạnh của những người xung quanh. Và chúng ta sẽ bắt gặp nhân vật bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng trích từ hồi kí “Những ngày thơ ấu”. Sau đây là bài hướng dẫn Soạn bài Trong lòng mẹ đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8

I. Tìm hiểu chung về bài Trong lòng mẹ

1. Tác giả: Nguyên Hồng

  • Tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng (191)
  • Sinh trưởng trong một gia đình nghèo tại Vụ Bản, Nam Định, mồ côi cha, ông từ nhỏ theo mẹ ra Hải Phòng kiếm sống trong các xóm chợ nghèo.
  • Nguyên Hồng bắt đầu viết văn từ năm 1936 với truyện ngắn “Linh Hồn” đăng trên Tiểu thuyết thứ 7. Đến năm 1937, ông thực sự gây được tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết “Bỉ Vỏ”.

2. Tác phẩm

  • Tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” là hồi kí gồm 9 chương viết về tuổi thơ đầy sóng gió của tác giả
  • Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là chương IV của tập hồi kí

Bố cục:

  • Đoạn 1 (từ đầu…người ta hỏi đến chứ): Cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô
  • Đoạn 2 (phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động mà hạnh phúc của hai mẹ con bé Hồng

II. Hướng dẫn Soạn bài Trong lòng mẹ lớp 8

Câu 1 trang 20 SGK văn 8 tập 1

Phân tích nhân vật người cô:

  • Nham hiểm: Xoáy sâu vào trái tim đã đủ đau đớn của bé Hồng bằng một câu hỏi nhẫn tâm “Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”
  • Cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ: cố chia rẽ tình mẹ con bé Hồng
  • Giả tạo: giọng nói, nét mặt cười rất kịch, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng, vẫn tươi cười thơn thớt ngay cả khi thấy bé Hồng đã khóc

=> Bà cô bé Hồng đúng là một người phụ nữ độc địa, nham hiểm mà lại giả tạp, tàn nhẫn

Câu 2 trang 20 SGK văn 8 tập 1

Tình yêu thương của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh thể hiện ở:

Trong cuộc đối thoại với bà cô:

  • Hơn một năm không có tin tức của mẹ, mẹ cũng không liên lạc hay viết thư nhưng bé Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.
  • Tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ, luôn thấy mẹ hiền lành
  • Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ thậm chí sẵn sàng chống trả lại những lời nói cay độc của bà cô để bảo vệ mẹ
  • Thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ

Khi gặp lại mẹ:

  • Thoáng thấy bóng người giống mẹ đã chjay vụt đuổi theo
  • Gặp lại mẹ Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.
  • Muốn bé lại để được mẹ yêu thương, chăm sóc, vỗ về.

Câu 3 trang 20 SGK văn 8 tập 1

Văn Nguyên Hồng rất giàu chất trữ tình:

  • Hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu đạt, gợi cảm
  • Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc dạt dào, chân thật
  • Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn kể, tả, biểu lộ cảm xúc.

Câu 4 trang 20 SGK văn 8 tập 1

  • Hồi kí là một thể loại văn bản thuộc thể kí, người kể xưng “tôi” kể về chính những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua.

Câu 5 trang 20 SGK văn 8 tập 1

Nói “Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng” ý nói Nguyên Hồng viết văn để dành lòng nhân đạo đặc biệt cho trẻ em và người phụ nữ thể hiện qua các khía cạnh:

  • Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em:
  • Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.
  • Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ mà nhất là trẻ em và phụ nữ: những người nhỏ bé, dễ chịu thiệt thòi nhất

Trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”, điều đó thể hiện ở tình yêu thương dành cho:

  • Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm gia đình, bị ghẻ lạnh, đối xử bất công.
  • Nhân vật mẹ Hồng: người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục từ những cổ tục lạc hậu.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Trường từ vựng lớp 8
  • Soạn bài Bố cục của văn bản lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *