Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn Soạn Tổng kết phần Tập làm văn lớp 6 hay nhất đầy đủ chỉ có tại HSG.com. Học tập là quá trình cần có hệ thống bài bản. Khi học xong những phần kiến thức, ta phải bỏ thời gian ra để rà soát lại những kiến thức cho phần đó.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than) lớp 6
  • Soạn bài Tổng kết phần văn lớp 6

Chúng ta đã được học Tập làm văn trong cả một năm học lớp 6 nên đây là lúc mà chúng ta sẽ tổng kết lại những kiến thức đã học trong cả một năm qua. Phần tổng hợp kiến thức này không hề khó khăn nếu bạn là ngưởi tỉ mỉ và nắm kiến thức cơ bản khác chắc. Đơn thuần chỉ là việc chúng ta nắm được là mình đã học những kiểu văn bản nào và thực hành những kiểu nào, hiểu được bản chất của những kiểu văn bản đó. Sau đây là bài soạn đầy đủ cho bài Tổng kết Tập làm văn lớp 6 để giúp các bạn kiểm tra lại các kiến thức của mình.

Soạn Tổng kết phần Tập làm văn lớp 6

I. Hướng dẫn soạn Tổng kết phần Tập làm văn lớp 6

1. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học.

Câu 1 trang 155 SGK văn 6 tập 2

Thống kê văn bản đã học trong chương trình văn 6 theo bảng:

STT

Các phương thức biểu đạt

Thể hiện qua các văn bản đã học

1

Tự sự

  • Con Rồng cháu Tiên
  • Bánh chưng bánh giầy
  • Thánh Gióng
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Sự tích hồ Gươm
  • Thạch Sanh
  • Em bé thông minh
  • Cây bút thần
  • Ông lão đánh cá và con cá vàng
  • Ếch ngồi đáy giếng
  • Thầy bói xem voi
  • Đeo nhạc cho mèo
  • Chân, tay, tai, mắt, miệng
  • Treo biển
  • Con hổ có nghĩa
  • Mẹ hiền dạy con
  • Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

2

Miêu tả

  • Bài học đường đời đầu tiên
  • Vượt thác
  • Sông nước Cà Mau
  • Bức tranh của em gái tôi
  • Mưa

3

Biểu cảm

  • Buổi học cuối cùng
  • Đêm nay Bác không ngủ
  • Lượm
  • Lòng yêu nước

4

Nghị luận

  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

Câu 2 trang 155 SGK văn 6 tập 2
Lập bảng theo mẫu:

STT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thạch Sanh

Tự sự

2

Lượm

Biểu cảm, tự sự, miêu tả

3

Mưa

Miêu tả, biểu cảm

4

Bài học đường đời đầu tiên

          Miêu tả, tự sự

5

Cây tre Việt Nam

Biểu cảm, thuyết minh

Câu 3 trang 155 SGK văn 6 tập 2

Trong sách giáo khoa ngữ văn 6, đã được luyện những văn bản:     

STT

Phương thức biểu đạt

Đã tập làm

1

Tự sự

X

2

Miêu tả

X

3

Biểu cảm

 

4

Nghị luận

 

2. Đặc điểm và cách làm

Câu 1 trang 156 SGK văn 6 tập 2

So sánh theo bảng:

STT

Văn bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

1

Tự sự

Kể chuyện

Một chuỗi sự việc, có sự việc mở đầu, sự việc kết thúc liên quan tới nhân vật.

Văn xuôi

2

Miêu tả

Tái hiện chân dung

Hình dáng, đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng.

Văn xuôi

3

Đơn từ

Bày tỏ nguyện vọng

Người gửi và người nhận đơn.

Nguyện vọng

Văn xuôi

 

Câu 2 trang 156 SGK văn 6 tập 2

Bảng:

STT

Các phần

Tự sự

Miêu tả

1

Mở bài

Giới thiệu về đối tượng sự vật được kể.

Giới thiệu về sự vật, đối tượng được miêu tả.

2

Thân bài

Kể chuỗi sự kiện liên quan tới nhân vật.

Miêu tả đặc điểm, tính chất sự vật

3

Kết bài

Kết quả, suy nghĩ.

          Nhận xét, cảm nghĩ

Câu 3 trang 156 SGK văn 6 tập 2

  • Trong văn bản tự sự thì sự việc, nhân vật, chủ đề có quan hệ gắn bó với nhau. Sự việc phải do nhân vật làm ra, phải cùng tập trung thể hiện nổi bật chủ đề.
  • Ví dụ; Trong truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi”, sự kiện được kể đều liên quan đến nhân vật “tôi” và qua các sự việc và nhân vật trung tâm, thông điệp của tác giả được tô đậm.

Câu 4 trang 156 SGK văn 6 tập 2

  • Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua: Chân dung ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, suy nghĩ. Qua lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người tả, kể.
  • Ví dụ: Nhân vật dượng Hương thư trong văn bản “Vượt thác” được miêu tả qua lời kể của nhân vật tôi với những chi tiết về ngoại hình khi vượt thác, hành động, lười nói.

Câu 5 trang 156 SGK văn 6 tập 2

  • Thứ tự kể: Theo trình tự thời gian: Câu chuyện mạch lạc, rõ ràng.
  • Ngôi kể ở ngôi thứ ba và thứ nhất.
  • Ở ngôi kể thứ nhất: Tăng độ tin cậy, tính biểu cảm của văn bản.
  • Ví dụ; “Bức tranh của em gái tôi” được kể ở ngôi thứ nhất làm cho câu truyện chân xác, đáng tin cậy.

Câu 6 trang 156 SGK văn 6 tập 2

Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người để tả cho đúng, sâu sắc tránh tả chung chung, hời hợt, chủ quan, sai lệch với hiện thực đời sống.

Câu 7 trang 156 SGK văn 6 tập 2

Các phương pháp miêu tả đã học

  • Tả cảnh thiên nhiên
  • Tả người
  • Tả đồ vật
  • Tả cảnh sinh hoạt
  • Tả con vật
  • Miêu tả sáng tạo tưởng tượng.

II. Luyện tập tổng kết Tập làm văn

Câu 1 trang 157 SGK văn 6 tập 2

Kể lại câu chuyện “Đêm nay bác không ngủ” bằng lời văn của anh bộ đội

Dàn ý:

  • Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh đêm ở rừng
  • Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian như trong thơ (người kể xưng “tôi”)
  • Kết bài: Cảm xúc của nhân vật “tôi” về Bác

Câu 2 trang 157 SGK văn 6 tập 2

Miêu tả trận mưa trong bài “Mưa”

  • Mở bài: Giới thiệu về trận mưa
  • Thân bài: Miêu tả cảnh vật trong trận mưa theo trình tự thời gian (trước, trong và sau cơn mưa)
  • Kết bài: Cảm nhận của người kể về trận mưa.

Câu 3 trang 157 SGK văn 6 tập 2

  • Dàn ý của đơn trên chưa có mục trình bày lí do và nguyện vọng đề nghị được giải quyết.
  • Mục này là mục không thể thiếu.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ôn tập về dấu câu (dấu phẩy) lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *