Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận lớp 8

Hướng dẫn Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thuế máu lớp 8
  • Soạn bài Hội thoại lớp 8

Ta đã biết yếu tố biểu cảm được thể hiện rõ nhất trong bài văn nghị luận là ở từ, ngữ, câu cảm, giọng điệu lời văn.  Nhưng có thật chỉ có như vậy không? Bởi  Lập luận là phương thức biểu đạt chính trong văn nghị luận. Biểu cảm là yếu tố hỗ trợ cho lập luận, góp phần tạo nên sức lao động, truyền cảm của bài văn nghị luận. Làm thế nào để có cảm xúc, tình cảm và biểu hiện ra khi viết văn nghị luận như thế nào? Biểu cảm trong văn nghị luận có giống như biểu cảm trong văn biểu cảm không? Đó là những câu hỏi sẽ được trả lời trong bài học “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận” trong chương trình ngữu văn 8 tập 2. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận”.

SOẠN BÀI TÌM HIỂU YẾU TỐ BIỂU CẢM TRONG VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 8

I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

1. Câu 1 trang 95 sgk văn 8 tập 2

a. Từ ngữ biểu cảm: hỡi, muốn, phải, nhân nhượng, lấn tới, quyết tâm cướp, không, thà, chứ nhất định không chịu, phải đứng lên, hễ là, thì, ai cú, dựng, ai cũng phải.

b.  Câu cảm thán:

  •   Hỡi đồng bào và chiến sĩ toàn quốc
  •   Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên!
  •   Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân! Thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
  •   Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!
  •  Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

c.  Vai trò: Yếu tố biểu cảm giúp cho văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục lớn hơn, tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người đọc.

2. Câu 2 trang 96 sgk văn 8 tập 2

Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

  •   Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.
  •   Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

II.  Luyện tập Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

  1. Câu 1 ( trang 97 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

   Giễu nhại, đối lập:

  • Dẫn chứng: Tờn da đen bẩn thỉu, An-nam-mít bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do…đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh.
  • Tác dụng nghệ thuật: Trước thì miệt thị, khinh bỉ, sau thì đề cao một cách bịp bợm. Sự nhại lại các lời văn ấy và đem đối lập chúng với nhau đó phơi bày giọng điệu dối trá của TD, tạo hiệu quả mỉa mai.

   Dùng từ ngữ, h/ả mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của TD:

  • Dẫn chứng: Nhiều người bản xứ đó chứng kiến cảnh kỡ diệu của trò biểu diễn khoa học về phúng ngư lôi, đó được xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thuỷ quái. Một số khác đó bỏ xỏc tại những miền hoang vu thơ mộng, vùng Ban-căng…
  • Tác dụng nghệ thuật: Những ngôn từ hào nhoáng, mĩ miều, đẹp đẽ không che đậy được thực tế phũ phàng. Lời mỉa mai đó thể hiện thái độ khinh bỉ sâu sắc đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân, và cả sự chế nhạo, cười cợt. Yếu tố biểu cảm đó tạo hiệu quả nghệ thuật về tiếng cười châm biếm sâu cay.
  1. Câu 2 ( trang 97 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
  • Trong đoạn văn, tác giả không chỉ phân tích điều thiệt hơn cho học trò, để họ thấy tác hại của việc học tủ và học vẹt. Người thấy ấy cũn bộc bạch nỗi buồn và sự khổ tâm của một nhà giỏo chõn chớnh trước sự xuống cấp trong lối học văn và làm văn của những h/s mà ông thật sự quý mến.
  •   Từ ngữ biểu cảm, câu cảm, giọng điệu tâm tình, thân mật, gần gũi: Tôi muốn nói với các bạn câu chuyện…luụn thể giói bày hết nỗi khổ tâm của người anh các bạn đó đeo một cái nghiệp vào người…Nỗi buồn thứ nhất là…Nói làm sao cho các bạn hiểu…nhấm bút, lôi thôi bày đặt, học thuộc như con vẹt…

Tác dụng: người nghe, đọc tin, phục, thấm thía.

  1. Câu 3 ( trang 97 sgk Ngữ văn 8 tập 2):
  • Về lớ lẽ, dẫn chứng: làm rõ tác hại của hai lối học này, dẫn chứng cụ thể.
  •  Yếu tố biểu cảm: bày tỏ tình cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức (học vẹt) và lối học cầu may (học tủ).

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Đi bộ ngao du lớp 8
  • Soạn bài Hội thoại(tiếp theo) lớp 8

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *