Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Văn lập luận chứng minh là kiểu văn vô cùng quan trong sẽ theo chúng ta suốt quá trình học ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông mà mỗi năm độ khó về kiến thức xử lí sẽ tăng dần. Nhưng cho dù tăng dần đến đâu thì điều quan trọng vẫn chính là kiến thức cơ bản của loại văn bản chứng minh này. Không nắm vững kiến thức cơ bản sẽ rất khó khăn cho việc giải quyết các bài văn lập luận chứng minh sau này. Văn lập luận chứng minh tuy có yêu cần sự sắc bén trong lập luận và chọn dẫn chứng nhưng nhìn chung thì không quá khó, các bạn có thể dễ dàng tiếp cận. Sau đây là bài Soạn Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọn lớp 7 để giúp các bạn tìm hiểu về bài này ngắn gọn nhất. Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọn lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Sự giàu đẹp của Tiếng Việt ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu ngắn gọn lớp 7

Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọn lớp 7

I. Hướng dẫn Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh ngắn gọn lớp 7

Câu 1- SGK/41 văn 7 tập 2

  • Trong đời sống, khi cần làm sáng tỏ một vấn đề còn nghi vấn và làm cho người khác tin tưởng mình thì người ta cần chứng minh.
  • Khi cần chứng minh cho người khác thấy lời mình nói là thật thì cần lập luận rõ ràng rồi đưa ra những bằng chứng, nhân chứng, dẫn chứng cụ thể và đáng tin cậy.
  • Chứng minh là dùng những lí lẽ và bằng chứng thuyết phục để chứng tỏ luận điểm của mình đáng tin cậy.

Câu 2- SGK/41 văn 7 tập 2

Trong văn bản nghị luận khi đưa ra những lí lẽ thì phải đi kèm với dẫn chứng thật đáng tin cậy để mọi người tin tưởng.

Câu 3- SGK/41 văn 7 tập 2

a) Luận điểm cơ bản của bài văn: Đừng sợ vấp ngã

  • Những câu văn mang luận điểm đó:
  • Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.
  • Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình

b) Để khuyên người ta “đừng sợ vấp ngã” bài văn đã lập luận:

  • Đưa ra một số ví dụ về việc vấp ngã trong thường nhật.
  • Dẫn chứng về năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng điều đó không cản trở việc họ thành đạt.
  • Qua đó, hiểu phép lập luận chứng mình đó là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần chứng minh là đáng tin cậy.

II. Luyện tập bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Câu hỏi – SGK/43 văn 7 tập 2

a) Bài văn nêu lên luận điểm: “Không sợ sai lầm”

Những câu văn mang luận điểm của bài văn:

  • Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
  • Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.
  • Thất bại là mẹ của thành công.
  • Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.

b) Những luận cứ của bài văn:

  • Luôn sợ sai lầm thì không thể tự lập, sai lầm sẽ mang lại bài học
  • Luôn sợ sai lầm thì sẽ không làm được gì vì bước vào tương lai thì không tránh khỏi sai lầm.
  • Không liều lĩnh, mù quáng, cố ý mà phạm sai lầm mà phải biết suy nghĩ, rút kinh nghiệm

c) Ở bài “Không sợ sai lầm” người viết sử dụng lí lẽ và phân tích lí lẽ bằng những dẫn chứng có quy luật hệ quả trong đời sống chứ không nêu lên những dẫn chứng là những người thật việc thật như bài văn “Đừng sợ vấp ngã”.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (tiếp theo) ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Cách làm văn lập luận chứng minh ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *