Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7 đầy đủ hay nhất trong chương trình ngữ văn 7 để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận lớp 7

“Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa

Ống tre ngà và mềm mại như tơ”

Tiếng Việt từ muôn đời vẫn là kho báu tinh thần vô giá của dân tộc. Tiếng Việt lưu giữ hồn cốt, những giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước qua ngàn đời lửa cháy. Chúng ta vẫn tìm về tiếng Việt như một cách để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với những gì gần gũi, thân thương, trìu mến nhất. Thứ ngôn ngữ ấy đã ngấm vào trong từng đường gân thớ thịt của chúng ta, gắn bó với ta từ thuở còn trong nôi qua những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ. Vì lẽ đó, ta yêu mến, tự hào xiết bao thứ tiếng đã cùng ta lớn lên thành người. Tác giả Đặng Thai Mai cũng có một bài viết để ca ngợi sự giàu đẹp của tiếng Việt. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lớp 7

SOẠN BÀI SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT LỚP 7

I- Tìm hiểu chung bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

1. Tác giả

  • Đặng Thai Mai quê ở Nghệ An
  • Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu nổi tiếng
  • Ông từng giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ

2. Tác phẩm

“Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là đoạn trích ở phần đầu bài viết “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”

II- Hướng dẫn soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Câu 1 trang 37 SGK văn 7 tập 2:

Bố cục của bài văn gồm 2 phần:

  • Phần 1: từ đầu… thời kì lịch sử: Nhận định chung về phẩm chất giàu đẹp của tiếng Việt
  • Phần 2: còn lại: Chứng minh cái đẹp và sự giàu có của tiếng Việt

Câu 2 trang 37 SGK văn 7 tập 2:

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay:

Đẹp:

  • Nhịp điệu: hài hòa về thanh điệu
  • Cú pháp: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu

Hay:

  • Đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người Việt
  • Thỏa mãn cho nhu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử

Câu 3 trang 37 SGK văn 7 tập 2:

Chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt:

  • Giàu chất nhạc
  • Uyển chuyển trong câu kéo
  • Cấu tạo đặc biệt của tiếng Việt: Hệ thống ngân và phụ âm khá phong phú, giàu thanh điệu, giàu hình tượng ngữ âm
  • Nhận xét của một số giáo sĩ nước ngoài: Tiếng Việt rành mạch trong lối nói, uyển chuyển trong câu kéo, ngon lành trong những câu tục ngữ

=> Kết hợp chứng cứ khoa học và đời sống

Câu 4 trang 37 SGK văn 7 tập 2:

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt thể hiện ở một số phương diện:

  • Hệ thống nguyên âm và phụ âm: phong phú
  • Giàu về thanh điệu: hai thanh bằng, bốn thanh trắc
  • Từ ngữ, hình thức diễn đạt: dồi dào
  • Ngữ pháp: uyển chuyển, chính xác

VD: ngôn ngữ phong phú trong Truyện Kiều, những câu thơ giàu thanh điệu của Tố Hữu: Chú bé loắt choắt/ Cái xắc xinh xinh

Câu 5 trang 37 SGK văn 7 tập 2:

Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận:

  • Dùng lí lẽ và các chứng cứ khoa học để thuyết phục người nghe
  • Lập luận chặt chẽ giữa luận điểm và luận cứ
  • Kết hợp hài hòa các phương thức biểu đạt: giải thích, bình luận, chứng minh

III- Luyện tập bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Câu 1 trang 37 SGK văn 7 tập 1:

Những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt:

1. Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.

                                                   (Tiếng việt- Lưu Quang Vũ)

2. Tiếng Việt là tấm lụa bạch hứng linh hồn của các thế hệ trước

                                                    (Một thời đại trong thi ca- Hoài Thanh)

Câu 2 trang 37 SGK văn 7 tập 1:

1.Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người

                                                (Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

2. Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

                                      (Lượm- Tố Hữu)

3. Đứng bên ni đông ngó bên kia đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên kia đồng ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

4. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

5. Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

                                       (Côn Sơn ca- Nguyễn Trãi)

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu lớp 7
  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh lớp 7

Similar Posts

2 Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *