Soạn bài Sống chết mặc bay lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay lớp 7 hay nhất do Wikihoc biên soạn.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu lớp 7
  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích lớp 7

Trong những năm đầu của thế kỉ XX, văn học Việt Nam có bước chuyển mình lớn bởi bối cảnh thời đại chi phối. Dưới bước ngoặt ấy, các nhà văn nhà thơ cũng thuận gió đẩy thuyền, cho ra đời những tác phẩm phản ảnh rất rõ con  người và thời đại. Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn sáng suốt và sắc sảo khi ông xoay quanh hiện thực, vẽ lên một bức tranh hết sức sống động về những tên quan phụ mẫu, những người dân sống khốn khổ trong xã hội nửa phong kiến thực dân. Trong chương trình lớp 7, ta được tìm hiểu rõ hơn về tác phẩm của Phạm Duy Tốn qua Sống chết mặc bay. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay lớp 7 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn

SOẠN BÀI SỐNG CHẾT MẶC BAY LỚP 7 HAY NHẤT

I Tìm hiểu chung về tác phẩm Sống chết mặc bay:

1. Tác giả: Phạm Duy Tốn (1881- 1924)

  • Ông là nhà văn đầu thế kỉ 20
  • Trước khi là nhà văn, ông từng là nhà báo, thông ngôn của Thống sứ Bắc Kì

2. Tác phẩm

  • Ra đời vào đầu thế kỉ 20, in trên báo Nam Phong ngày 8 tháng 12 năm 1918

Tóm tắt:

  • Khoảng một giờ đêm, trời mưa tầm tã đã mấy giờ liền làm  nước sông Nhị Hà dâng lên ngày một cao. Những cơn sóng dữ dội trong đêm làm  khúc đê lâm vào nguy hiểm, không chừng sẽ vỡ.  Hàng trăm người dân phu đã nhoài mình  bì bõm trong nước lũ và trời mưa để chống trọi lại thiên nhiên. Người thì đắp, người cừ, tất cả đều ướt như chuột lột. Tiếng trống liên thanh vang khắp không gian tiếng ốc vô hồi réo trong cơn mưa lũ, tiếng người dân xa xứ ý ới gọi nhau sang hộ đê. Mưa ngày một tầm tã, nước sông cứ thế dâng lên thách thức con người. Trong lúc nước sôi lửa bỏng ấy, cách nơi hộ đê chừng bốn năm trăm mét, trong mái  đình cao ráo tránh được mọi bão táp, quan phụ mẫu đang chễm chệ ngồi trên chiếc sập gỗ cùng vài tên đầy tớ. Đèn thắp sáng trưng như ban ngày , xung quanh chỗ quan ngồi bày ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà,… bát yến hấp đường phèn khói bay nghi ngút thơm lừng.  Kẻ hầu người hạ vây bốn xung quanh vị ” chúa” của mình. Quan phụ mẫu đang chơi bài tổ tôm với thầy Đề, thầy đội nhất, thầy thông nhì, chánh tổng sở. Lính lệ khoanh tay đứng hầu hạ có vẻ rất trang nghiêm. Tiếng cười nói vui vẻ phát ra xung quanh mưa vẫn tầm tã u ám chẳng làm ảnh hưởng đến không khí trong đình. Các quan cứ ung dung như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến lúc quan ù to, cũng là lúc có lính vào báo đê vỡ, quan thản nhiên mặt nghiêm nghị quát mắng tên lính. Lúc bấy giờ muôn làng chìm trong biển nước.

II Soạn bài Sống chết mặc bay và trả lời câu hỏi :

Câu 1 trang 81  Sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:
Bố cục 3 phần:

  • Phần 1 ( Từ đầu đến ” quan cha mẹ ở đâu”): Hoàn cảnh khốn khổ của dân chúng khi cố gắn giữ đê ngăn lũ lụt tràn vào
  • Phần2 ( tiếp theo đến ” Vì ngài sắp ù to”): Khung cảnh rảnh rỗi hưởng lạc chơi bài của mấy ông quan lớn trong đình
  • Phần 3 ( đoạn còn lại): Thái độ bình thản của mấy ông quan khi nghe tin vỡ đê, quan ù ván bài to, nhân dân khốn khổ

Câu 2 trang 81  sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:
a, Hai mặt tương phản của truyện là:

  • Tình cảnh dân làng: đánh vật với mưa lũ, trống đê, tát nước nhưng không thoát khỏi sự giận dữ của thiên nhiên, đê vỡ
  • Khung cảnh trên đình cao ráo, ấm áp, các quan đang thảnh thơi hưởng lạc chơi bài, ăn bát tổ yến, thản nhiên trước nỗi khổ của dân

b, Phân tích kĩ sự tương phản ấy:
Tình cảnh dân làng:

  • Đã một giờ đêm rồi, mưa ngày càng to, nước sông dân cao, nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Dân làng hộ đê vất vả, mệt nhọc: kẻ thì thuồng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre… lướt thướt như chuột lột. Không khí nhốn nháo, căng thẳng…. Mưa càng lúc càng to, nhân dân lâm vào cảnh thống khổ.

Tình cảnh của quan phụ mẫu:

  • Ngồi trong đình cao ấm áp thoải mái hưởng lạc, phấn khích với trò tổ tôm, không hề màng tới thế sự bên ngoài đang cấp bách. Cứ thế từ từ thưởng thức bát yến đường phèn.

c, Viên hộ đê dửng dưng trước tình cảnh lúc bấy giờ, người gãi chân kẻ quạt mát thậm chí chẳng thèm tắm mưa đội gió cùng nhân dân. Lớn tiếng hù dọa bỏ tù người dân vô tội, cứ thế vui mừng ù to ván bài
=> Cách miêu tả rất chân thực làm bức tranh hiện lên hết sức sống động. Bộ mặt những tên quan tàn ác đó dưới ngòi bút linh động của tác giả mà hiện lên đáng bị phê phán và căm hờn.
d, Tác giả dựng lên hai hoàn cảnh đối lập như vậy nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật tư tưởng của văn bản hiện thực:  Sự tàn ác giả dối và thờ ơ của những tên quan phụ mẫu tự xưng là yêu nước thương dân chính là lưỡi dao làm cho những người dân lương thiện bị thương tổn cả mặt vật chất lẫn tinh thần.
Câu 3 trang 82 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
a, Sự tăng cấp trong việc miêu tả không gian bên ngoài

  • Mưa một lúc một nhiều
  • Mực nước một lúc càng cao, sức người lại càng yếu đi, nguy cơ vỡ đê ngày một đến dần

b, Sự tăng cấp trong miêu tả cảnh quan hộ đê:

  • Đam mê hưởng lạc, chối bỏ trách nhiệm của quan viên
  • Mưa càng lớn, nguy cơ đê vỡ đến gần nhưng quan vẫn vui vẻ chơi bài
  • Ù ván bài cuối, đê vỡ chẳng bận tâm

c, Sự tăng cấp kết hợp nghệ thuật tương phản làm bức tranh hiện thực trở nên sống động, chân thực cùng với đó lên án những tên quan tham, đồng cảm và xót thương cho những người dân khổ cực.
Câu 4 trang 82 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:

  • Giá trị hiện thực, nhân đạo: Qua Sống chết mặc bay, tác giả mạnh mẽ phản ánh một hiện thực xấu trong xã hội đầu thế kỉ 20, quan thờ ơ trước sự an nguy của dân, chà đạp lên mạng sống quyền sinh tồn của họ. Đồng thời nhà văn cũng bày tỏ sự đồng cảm xót thương cho số phận người dân lúc bấy giờ
  • Giá trị nghệ thuật: Tác giả sử dụng biện pháp đối lập để tạo dựng lên một bức tranh hiện thực đồng thời kết hợp với các thủ pháp miêu tả khác để làm nổi bật giá trị nội dung cần truyền tải.

III Luyện tập bài Sống chết mặc bay

Câu 1 trang 83 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Tất cả các ngôn ngữ tác giả đều sử dụng trừ ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
Câu 2 trang 83 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2
Ngôn ngữ và tính cách nhân vật có sự gắn kết chặt chẽ. Từ ngôn ngữ trong đối thoại thông qua đó ta có thể hiểu phần nào tính cách của nhân vật trong truyện

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Cách làm bài lập luận giải thích lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập lập luận giải thích lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *