Soạn bài Sau phút chia li Ngữ văn 7 tập một ngắn gọn

Chiến tranh luôn đem tới cho người dân những mất mát, đau thương vô bờ bến. Đó là nỗi đau xa quê hương của những người lính tham gia chiến trận, nỗi đau rời xa gia đình, xa tổ ấm, những bà mẹ mất con, những người vợ xa chồng, …cảnh biệt li làm cho người ta không khỏi không đau xót. Qua bài thơ Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn ta càng thấy rõ hơn điều đó. Tác phẩm là khúc ngâm của người chinh phụ có chồng ra chiến trận. Nỗi sầu chia li, xa cách, sự chờ đợi của người vợ là chủ đề xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm. Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài đoạn trích Sau phút chia li Ngữ văn 7 tập một ngắn gọn để thấy rõ hơn điều đó. Hướng dẫn soạn bài Sau phút chia li Ngữ văn 7 tập một ngắn gọn tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản biểu cảm ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI SAU PHÚT CHIA LI LỚP 7 TẬP 1

I. Tìm hiểu chung về bài Sau phút chia li Lớp 7

1. Tác phẩm

Sau khi tác phẩm ra đời, đã có nhiều bản diễn Nôm. Bản diễn Nôm này được cho là của Đoàn Thị Điểm.

Cả nguyên tác và bản diễn Nôm đều được coi là kiệt tác trong lịch sử văn học Việt Nam.

II. Hướng dẫn soạn bài Sau phút chia li lớp 7 tập 1

Câu 1 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Thể thơ của đoạn thơ dịch được viết theo thể song thất lục bát gồm
  • Hai câu bẩy chữ (song thất), tiếp đến là hai câu 6 – 8 (lục bát). Bốn câu thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định.
  • Hiệp vần: Chữ cuối câu 7 trên vần với chữ thứ năm câu 7 dưới, đều vần trắc. Chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu sáu, đều vần bằng. Chữ cuối câu sáu vần với chữ thứ sáu câu tám, đều vần bằng. Chữ cuối câu tám lại vần với chữ thứ năm câu bảy trên của khổ sau, cũng vần bằng.

Câu 2 trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Qua bốn câu thơ đầu, nỗi sầu biệt li của người vợ được gợi tả bằng nghệ thuật nói tương phản “Chàng thì đi” “Thiếp thì về”. Sự đối nghịch giữa đi và về nhằm khắc sâu thực tại chia cách của đôi vợ chồng trẻ. Một người dấn thân vào xa trường khốc liệt, trong mưa sa bão đã, còn người ở lại với những cảnh vật quen thuộc nơi quê nhà, mà trong lòng đầy những ngổn ngang thương nhớ. Nỗi sầu của chinh phụ ở lại được gợi tả bằng không gian “Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh”. Đó là mầu của tâm trạng, mây biếc và núi xanh dường như là bức tường của không gian và thời gian ngăn cách đôi vợ chồng trẻ. 

Câu 3 trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 2

  • Qua bốn câu thơ khổ thứ hai, nỗi sầu của người chinh phụ được dường như càng được khắc sâu hơn nữa. “Chốn Hàm Dương”, “Bến Tiêu Dương” là những địa danh mang tính ước lệ, cách xa muôn trùng. Phép đối lập “Còn ngoảnh lại – hãy trông sang” càng làm cho nỗi sầu nhớ như tăng thêm mấy độ. Người chinh phu đã rời xa nhưng dường như sự xa cách về mặt địa lý không làm họ thôi nhung nhớ, khắc khoải mong ngóng về nhau “ngoảnh lại, trông sang”.

Câu 4 trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Qua bốn câu khổ cuối, nỗi sầu đó còn được tiếp tục nâng lên làm cho nỗi sầu chia li dường như lên tới cực độ.

  • Sự ngăn cách đã hoàn toàn mất hút vào mấy ngàn dâu.
  • Người chinh phụ chỉ còn nhìn thấy mầu xanh trải dài như vô tận, hay đó chính là mầu của chia xa của nỗi nhớ đầy vơi trong lòng. Các điệp từ, điệp ý (cùng, thấy, ngàn dâu, xanh xanh, xanh ngắt, cùng trông…) làm tăng thêm nỗi nhớ, không gian như trải dài ra vô tận, càng nhìn càng thấy xa cách, chỉ thấy một mầu xanh không có điểm dừng.

Câu 5 trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 2

Các điệp ngữ trong đoạn thơ trên là

  • Tiêu Dương – Hàm Dương, ngàn dâu- ngàn dâu, xanh xanh – xanh ngắt
  • Diễn tả khoảng cách về mặt địa lý, không gian, thời gian, nỗ chia li trải dài mãi không nguôi.
  • Tác dụng biểu cảm: Diễn tả tâm trạng của người chinh phụ, âm điệu trầm buồn, nhớ nhung, khắc sâu nỗi nhớ, sự chia cách của đôi vợ chồng trẻ.

Câu 6 trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Cảm xúc chủ đạo của đoạn thơ là: Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra trận.
  • Qua đó niềm khát khao hạnh phúc gia đình bình yên của người phụ nữ và lên án tố cáo chiến tranh phi nghĩa.
  • Đoạn thơ được tác giả sử dụng nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện, giọng điệu trầm buồn nhớ thương da diết

III. Luyện tập Sau phút chia li Ngữ văn 7 tập 1

Câu 1 trang 93 SGK Ngữ văn 7 tập 1

  • Các từ chỉ mầu xanh: Mây biếc, núi xanh, xanh xanh, xanh ngắt.

Phân biệt sự khác nhau trong các mầu xanh

  • Mây biếc: Mầu xanh lam pha với xanh lục
  • Xanh xanh, xanh ngắt: Mầu xanh vô định, bao phủ toàn không gian.
  • Tác dụng của việc sử dụng mầu xanh: Gợi cảnh xa cách về mặt không gian, không gian mênh mông rộng lớn của đất trời, khoảng cách li biệt ngày càng xa cách làm cho nỗi nhớ ngày một sâu hơn.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Bánh trôi nước ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Quan hệ từ ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *