Soạn bài Quá trình tạo lập văn bản lớp 7

Hướng dẫn soạn bài Quá trình tạo lập văn bản lớp 7 tại wiki.hoc hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Những câu hát về tình yêu, quê hương, đất nước, con người lớp 7
  • Soạn bài Từ láy lớp 7

Chúng ta đã được học về liên kết , bố cục , mạch lạc trong văn bản. Vậy chúng ta học những kiến thức và kĩ năng ấy làm gì? Không phải chỉ để biết thêm về văn bản hay là để sử dụng tạo lập văn bản mà chúng ta phải hiểu quá trình để tạo lập một văn bản. Một văn bản không thể tự nhiên mà có. Chúng cần rất nhiều các bước, các quá trình phù hợp để tạo thành một văn bản hay, hoàn chỉnh. Bài học “Quá trính tạo lập văn bản” trong chương trình ngữ văn 7 tập 1 sẽ giúp chúng ta hiểu điều này. Qua bài học chúng ta được củng cố lại những kiến thức đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản, biết vận dụng những kiến thức đó vào việc đọc- hiểu văn bản và thực tiễn nói và nắm được các bước của quá trình tạo lập một văn bản để có thể tập viết văn bản một cách có phương pháp và có hiệu quả hơn. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Quá trính tạo lập văn bản”

SOẠN BÀI QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN LỚP 7

I. Các bước tạo lập văn bản

1. Câu 1/45 sgk văn 7 tập 1

Khi có nhu cầu giao tiếp ( viết thư, phát biểu,  viết bài) thì ta tạo lập văn bản.

Khi viết thư cho bạn điều thôi thúc em viết thư là thăm hỏi, báo tin  

2. Câu 2/45 sgk văn 7 tập 1

sgk

3. Câu 3/45 sgk văn 7 tập 1

Cần tìm y, sắp xếp y để có bố cục hợp lí, đúng định hướng.

4. Câu 4/45 sgk văn 7 tập 1

Phải diễn đạt thành câu, đoạn … đạt yêu cầu, đúng chính tả. đúng ngữ pháp. dùng từ chính xác, có bố cục có liên kết, mạch lạc, Lời văn trong sáng, nếu là văn tự sự có cả nội dung kể chuyện hấp dẫn.

5. Câu 5/45 sgk văn 7 tập 1

Kiểm tra văn bản ( về nội dung và hình thức)

II. Luyện tập Quá trình tạo lập văn bản

1. Câu 1/46 sgk văn 7 tập 1

a.  Khi tạo lập văn bản điều muốn nói là thật sự cần thiết.

b.  Xây dựng bố cục giúp bài văn đảm bảo được nội dung và sắp ý hợp lý.

c. Việc kiểm tra giúp phát hiện những nội dung chưa phù hợp, các lỗi chính tả, diễn đạt…

2. Câu 2/46 sgk văn 7 tập 1

  • Theo em như thế chưa phù hợp.
  • Cần điều chỉnh như sau: không chỉ thuật lại công việc học tập rồi kể ra những thành tích của mình mà quan trọng còn là biết rút ra kinh nghiệm, cách học để các bạn cùng tham khảo, học tập; không nên dùng nhiều những câu mang tính khẩu ngữ như “Thưa các thầy các cô”, chỉ nên nói câu này ở phần Mở bài và phần Kết bài; tránh dùng quá nhiều những đại từ nhân xưng như “em” hoặc “con”, nếu dùng, nên dùng “em”, hơn nữa, đối tượng giao tiếp mà văn bản hướng tới không chỉ có các thầy cô giáo mà còn có các đại biểu, các bạn học sinh nên xưng hô phải hướng tới tất cả các đối tượng ấy.

3. Câu 3/46 sgk văn 7 tập 1

a.  Dàn bài cần rõ ý, ngắn gọn. Lời lẽ trong dàn bài không nhất thiết là những câu văn hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, liên kết chặt chẽ

b. Trong dàn bài: các phần , mục phải được thể hiện trong một hệ thống kí hiệu

Các phần, mục phải rõ ràng

4. Câu 4/47 sgk văn 7 tập 1

  •   Xác định đối tượng  : bố: xưng con
  •   Mục đích: thể hiện sự ân hận
  •   Nội dung: nỗi ân hận vì đã thiếu lễ độ với mẹ
  •   Hình thức viết: thư

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Những câu hát than thân lớp 7
  • Soạn bài Những câu hát châm biếm lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *