Soạn bài Ông đồ đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Ông đồ lớp 8 đầy đủ hay nhất tại wikihoc.com. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài soạn này.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 8
  • Soạn bài Nhớ rừng lớp 8

Trong phong trào thơ Mới, mỗi nhà thơ đều có cách chốn chạy riêng khỏi thực tại đầy bế tắc lúc bấy giờ. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta trốn vào lưới tình như Xuân Diệu, rơi vào vũ trụ rợn ngợp với sự nhảy cảm trong không gian cùng Huy Cận hay tìm về với quá khứ cùng Chế Lan Viên, Vũ Đình Liên. Với Vũ Đình Liên, nhà thơ đã tìm về với những vẻ đẹp của một thời vang bóng để mong muốn níu giữ hồn xưa của đất nước, dân tôc. Và cái “Ông đồ” chỉ còn là cái di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn. Hom nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài Ông Đồ nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn dưới đây.

SOẠN BÀI ÔNG ĐỒ LỚP 8

I, Tìm hiểu chung về bài thơ Ông đồ

1. Tác giả

Vũ Đình Liên là nahf thơ trong phong trào thơ mới, tiếng nói yêu nước thầm kín trong thơ ông là khát khao giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và nỗi lo lắng sựu xâm lăng văn hóa.

2.Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Ông đồ là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giùa thương cảm củaVũ Đình Liên.

b.Bố cục

Chia làm 3 phần:

  • Phần 1 (khổ 1, 2): Hình ảnh ông đồ xưa.
  • Phần 2 (khổ 3, 4): Hình ảnh ông đồ nay.
  • Phần 3 (khổ 5): Nỗi hoài niệm của tác giả đối với ông đồ.

II, Đọc hiểu văn bản Ông đồ

Câu 1 sgk ngữ văn lớp 8 trang 10

Trong 2 khổ thơ đầu: hình ảnh ông Đồ viết chữ nho ngày Tết là một hình ảnh đẹp. Đấy là cái thời đắc ý của ông. Ông xuất hiện cùng với “hoa đào”, “mực tàu”, “giấy đỏ”. Ông đem lại niềm vui cho nhiều người khi viết câu đối tết. Bao nhiêu người nhờ ông, tấm tắc khen ngợi ông.

Khổ 3+4: vẫn diễn tả không gian ấy, thời gian ấy, nhưng không khí khác: vắng vẻ theo từng năm, đến giờ thì hâu như không còn “người thuê viết”. Giấy cũng buồn, mực cũng sầu. Ông đồ vẫn có mặt, nhưng người ta không ai nhận ra ông, không chú ý vào ông nữa. Ông gần như bị lãng quên.

=> Sự khác nhau gợi cho người đọc cảm xúc thương cảm ông đồ, ông đang bị gạt ra rìa cuộc sống, ông đang bị lãng quên cùng với thú chơi câu đối một thời. và sự xót xa khi đã để những giá trị văn hóa dân tộc bị tàn phai, mai một.

Câu 2 sgk ngữ văn lớp 8 trang 10

Tâm tư của nhà thơ: Đó là nỗi niềm đầy trăn trở, âu lo khi chứng kiến cảnh bản sắc văn hóa bị tàn phai mai một, cũng là tâm trạng của một cái tôi thơ Mới bế tắc trước thực tại.

Câu 3 sgk ngữ văn lớp 8 trang 10

Không chỉ hay ở nội dung hoài niệm, bài thơ còn hay ở nghệ thuật:

  • Cách dựng cảnh tương phản: Giữa quá khứ và hiện tại của cùng một đời người.
  • Kết cấu đầu cuối tương ứng.
  • Từ ngữ giản dị àm cô đọng, nhiều dư vị.
  • Thể thơ năm chữ.

Câu 4 sgk ngữ văn trang 10

Những câu thơ “giấy đỏ buồn không thắm – mực đọng trong nghiên sầu- lá vàng rơi trên giấy – ngoài giời mưa bụi bay” là những câu thơ tả cảnh ngụ tình. Cái hay của câu thơ là từ cảnh mà tỏa ra một cái tình nồng nàn, rằng hồn người giàu cảm thương và đầy trăn trở, âu lo kia lại được gửi gắm qua những vật vô tri những nhờ biện pháp nhân hóa lại phát huy được hết ý tình của người viết.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu nghi vấn lớp 8
  • Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *