Soạn bài Ôn tập văn nghị luận lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập văn nghị luận lớp 7 đầy đủ hay nhất trong chương trình ngữ văn 7 để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) lớp 7
  • Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7

Nghị luận là một phương thức biểu đạt mới mà chúng ta đã được làm quen và tìm hiểu trong chương trình ngữ văn 7. Để hiểu rõ và biết cách làm bài văn nghị luận, chúng ta đã được học các phương pháp lập luận như chứng minh, giải thích… Với những kĩ năng đã học được, chúng ta sẽ áp dụng chúng vào tác phẩm để hiểu được nghệ thuật lập luận của từng bài. Trong bài ôn tập văn nghị luận này, chúng ta sẽ cùng hệ thổng hóa kiến thức về văn nghị luận, phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại trữ tình khác, đồng thời tích hợp với các văn bản đã học để nhận ra các đặc điểm của văn nghị luận. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập văn nghị luận lớp 7

SOẠN BÀI ÔN TẬP VĂN NGHỊ LUẬN LỚP 7

Câu 1 trang 66 SGK văn 7 tập 2:

STT

Tên bài

Tác giả

Đề tài nghị luận

Luận điểm chính

Phương pháp lập luận

1

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

Chứng minh

2

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đặng Thai Mai

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

Chứng minh, giải thích

3

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Phạm Văn Đồng

Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bác Hồ giản dị ở mọi phương diện. Sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp.

Chứng minh, giải thích, bình luận

4

Ý nghĩa văn chương

Hoài Thanh

Văn chương và ý nghĩa của nó đối với đời sống con người

Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người

Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống

Văn chương nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người

Giải thích, bình luận

Câu 2 trang 67 SGK văn 7 tập 2:

Những nét đặc sắc nghệ thuật ở mỗi bài đã học:

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

  • Bố cục chặt chẽ
  • Dẫn chứng chọn lọc, sắp xếp hợp lí
  • Hình ảnh tiêu biểu

Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

  • Bố cục mạch lạc
  • Kết hợp giải thích, chứng minh, bình luận

Đức tính giản dị của Bác Hồ:

  • Dẫn chứng cụ thể
  • Kết hợp giải thích và chứng minh, bình luận
  • Lời văn giản dị, giàu cảm xúc

Ý nghĩa của văn chương:

  • Trình bày vấn đề phức tạp trở nên giản dị, dễ hiểu
  • Lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc

Câu 3 trang 67 SGK văn 7 tập 2:

a. Các yếu tố có trong văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận:

  • Truyện: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện
  • Kí: nhân vật, người kể chuyện
  • Thơ tự sự: cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, vần, nhịp
  • Thơ trữ tình: nhân vật, vần, nhịp
  • Tùy bút: nhân vật, người kể chuyện
  • Nghị luận: luận điểm, luận cứ

b. Sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình

Thể loại

Phương thức

Tự sự: truyện, kí, thơ tự sự

Miêu tả, tái hiện sự vật, hiện tượng, con người

Trữ tình: thơ trữ tình, tùy bút

Biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc

Nghị luận

Lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến, tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe

c. Những câu tục ngữ có thể coi là loại văn bản nghị luận đặc biệt vì nó nêu ra một ý kiến, tư tưởng là kinh nghiệm của người xưa đã đúc kết

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu lớp 7
  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *