Soạn bài Ôn tập tiếng việt (tiếp theo) ngắn gọn hay nhất lớp 7

Bộ môn ngữ văn được hình thành bởi hai phần chính đó là tiếng việt và tập làm văn. Cả hai phần này đều rất quan trọng, nó chứa đựng rất nhiều những kiến thức mà con người cần học hỏi và tiếp thu trên con đường tìm kiếm tri thức. Nói cách khác, tiếng việt là cái căn cốt, nền tảng giúp ta xây dựng bề mặt ngôn ngữ, cấu tạo câu một cách chặt chẽ hơn. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, các bạn học sinh sẽ được thầy cô tổng kết lại về các kiến thức tiếng việt trong chương trình qua bài Ôn tập tiếng việt ( tiếp) . Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Ôn tập tiếng việt ( tiếp theo) lớp 7 đầy đủ nhất do chúng tôi dày công biên soạn để các em có thể tiếp cận kiến thức một cách tốt nhất Hướng dẫn soạn bài Ôn tập tiếng việt ( tiếp theo) lớp 7 ngắn gọn nhất do Wikihoc biên soạn.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn Kiểm tra tổng hợp ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ( TIẾP THEO) LỚP 7 NGẮN GỌN

Câu 1 trang 193 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.

Từ đồng nghĩa có hai loại:

  • Đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa)
  • Đồng nghĩa không hoàn toàn ( có sắc thái nghĩa khác nhau)

Có hiện tượng từ đồng nghĩa vì:

Vì một sự vật, sự việc sẽ có nhiều cách diễn tả, biểu đạt khác nhau về mặt hình thức nhưng suy cho cùng nó mang một sắc thái nghĩa giống nhau. Vì vậy hiện tượng từ đồng nghĩa xuất hiện là điều tất yếu, và chính vì thế khiến cho ngôn ngữ tiếng việt thêm phong phú đa dạng

Câu 2 trang 193 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau, một số từ nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.

Câu 3 trang 193 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

  • Bé ( kích thước): lớn
  • Bé ( khối lượng): to
  • Thắng: thua
  • Chăm chỉ: lười biếng, lười nhác

Câu 4 trang 193 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
  • Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa:
  • Từ đồng nghĩa: có thể khác nhau về mặt âm thanh nhưng giống nhau về mặt ngữ nghĩa
  • Từ đồng âm: Giống nhau về mặt âm thanh nhưng khác nhau về mặt nghĩa

Câu 5 trang 193 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

  • Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
  • Thành ngữ làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.

Câu 6 trang 193 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

  • Bách chiến bách thắng: Trăm trận trăm thắng
  • Bán tính bán nghi: Nửa tin nửa ngờ
  • Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc
  • Khẩu phật tâm xà: miệng nam mộ bụng ngậm bồ dao găm

Câu 7 trang 194 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Các thành ngữ thay thế:

  • Đồng không mông quanh
  • Còn nước còn tát
  • Con dại cái mang
  • Giàu nứt đố đổ vách

Câu 8 trang 194 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc một câu, để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

Điệp ngữ có nhiều dạng:

  • Điệp ngữ cách quãng
  • Điệp ngữ nối tiếp
  • Điệp ngữ vòng

Câu 9 trang 194 sgk ngữ văn lớp 7 tập 1

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ để tạp sắc thái dí dỏm, hài hước,.. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

Ví dụ về chơi chữ:

  • Sánh với Na va “ranh tướng” Pháp

           Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương

 

  •    Mênh mông muốn mẫu một màu mưa

              Mỗi mắt miên man mãi mịt mờ

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn Chương trình địa phương( phần Tiếng việt )- Rèn luyện chính tả ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *