Soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt(tiếp theo) lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt(tiếp theo) lớp 7 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho bài soạn của mình

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) lớp 7

Tiếng Việt là một phần quan trọng của chương trình ngữ văn lớp 7. Nắm vững được ngữ pháp và từ vựng của tiếng Việt, chúng ta sẽ có một vốn từ ngữ vô cùng phong phú phục vụ cho đời sống hằng ngày cũng như việc làm các bài văn, tập làm văn. Kết thúc mỗi học kì, chúng ta sẽ có một bài ôn tập phần tiếng Việt để có cái nhìn khái quát về chương trình tiếng Việt. Thông qua việc soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt(tiếp theo), chúng ta sẽ cùng củng cố, hệ thống hóa kiến thức về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, từ đồng âm, điệp ngữ, thành ngữ, chơi chữ. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ôn tập phần tiếng Việt(tiếp theo).

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT(TIẾP THEO) LỚP 7

Câu 1 trang 193 SGK văn 7 tập 1:

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau

Có 2 loại từ đồng nghĩa:

  • Từ đồng nghĩa hoàn tòan
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn

Có hiện tượng từ đồng nghĩa vì một sự vật, hiện tượng có nhiều tên gọi khác nhau

Câu 2 trang 193 SGK văn 7 tập 1:

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau

Câu 3 trang 193 SGK văn 7 tập 1:

  • Từ đồng nghĩa: bé- nhỏ, chăm chỉ- siêng năng/ cần cù
  • Từ trái nghĩa: bé- to, thắng- thua/ bại, chăm chỉ- lười biếng

Câu 4 trang 193 SGK văn 7 tập 1:

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau
  • Phân biệt với từ nhiều nghĩa: từ nhiều nghĩa là các từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển, các nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau

Câu 5 trang 193 SGK văn 7 tập 1:

  • Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh, ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng cao
  • Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ

Câu 6 trang 193 SGK văn 7 tập 1:

  • Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng
  • Bán tín bán nghi: nửa tin nửa ngờ
  • Kim chi ngọc diệp: cành vàng lá ngọc
  • Khẩu phật tâm xà: miệng nam mô bụng một bồ dao găm

Câu 7 trang 194 SGK văn 7 tập 1:

  • Đồng ruộng mênh mông và vắng lặng: đồng không mông quạnh
  • Phải cố gắng đến cùng: còn nước còn tát
  • Làm cha làm mẹ phải chịu trách nhiệm về hành động sai trái của con: con dại cái mang
  • Nhiều tiền bạc, trong nhà không thiếu thứ gì: giàu nứt đố đổ vách

Câu 8 trang 194 SGK văn 7 tập 1:

Điệp ngữ là phép tu từ lặp đi lặp lại một từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Điệp ngữ có 3 dạng:

  • Điệp ngữ cách quãng
  • Điệp ngữ nối tiếp
  • Điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng)

Câu 9 trang 194 SGK văn 7 tập 1:

Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn, thú vị

  •          Hoa nào không phải lẳng lơ
  •         Mà người gọi bướm ỡm ờ lắm thay

​​​​​​​

  •        Còn trời, còn nước, còn non
  •        Còn cô bán rượu, anh còn say sưa

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn Chương trình địa phương: Rèn luyện chính tả (phần tiếng việt) lớp 7
  • Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *