Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn đầy đủ lớp 8 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tổng kết phần Văn (tiếp theo) lớp 8
  • Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo lớp 8

Vậy là một năm học lớp 8 đã sắp kết thúc. Trong chương trình ngữ văn lớp 8 chúng ta đã học nhiều những kiến thức về phần tập làm văn và dám chắc là nếu như không ôn lại thì mọi người sẽ quên gần hết kiến thức bởi kiến thức vừa dài, vừa nhiều lại không hề dễ dàng chút nào, đúng không các bạn? Nếu như không ôn lại thì mọi người sẽ nhất định gặp khó khăn khi làm bài kiểm tra chất lượng cuối năm môn ngữ văn. Sau đây là Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn đầy đủ lớp 8 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo. Nhờ bài này, mọi người sẽ được củng cố kiến thức cơ bản đồng thời chuẩn bị cho kiểm tra cuối năm.

Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn lớp 8

Câu 1 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Một văn bản cần có tính thống nhất vì nếu không có sự thống nhất thì chủ đề văn bản sẽ bị phân tán, không thể tập trung được vào vấn đề chính

Tính thống nhất biểu hiện ở:

  • Nhan đề
  • Đề mục trong văn bản
  • Sự liên kết giữa các phần, đoạn trong văn bản
  • Các từ ngữ then chốt trong văn bản.

Câu 2 trang 151 SGK văn 8 tập 2

Viết thành đoạn với mỗi câu chủ đề:

Em rất thích đọc sách:

  • Em rất thích đọc sách. Đến với sách là đến được vưới biết bao nhiêu là những điều kì diệu, li kì có, lãng mạn có, mạo hiểu có, lí thú có,… Thế giới mà sách mang lại cho em là một thế giới muôn màu diệu kì, nơi đó chỉ có tình thương yêu, ước mơ và hạnh phúc. Khi đọc sách em thấy mình trở nên lớn hơn, dịu dàng hơn và tốt đẹp lên hơn. Đó là lí do không ngày nào mà em chịu đi ngủ nếu chưa đọc ít nhất vài ba trang sách hay!

Mùa hè thật hấp dẫn:

  • Mùa hè thật là hấp dẫn. Mùa hè chính là mùa sôi động nhất trong một năm lại là mùa học sinh được nghỉ học, hứa hẹn biết bao nhiều là điều mới lạ. Mùa hè đâu phải chỉ là mùa hứa hẹn những que kem mát lạnh, những chuyến đi chơi thả ga, những lần tụ tập đông đúc. Đó có thể là những khám phá mới, phưu lưu mới, niềm vui mới và cả những kỉ niệm mới mẻ và đẹp đẽ.

Câu 3 trang 151 SGK văn 8 tập 2

Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì:

  • Để giới thiệu ngắn gọn nhất văn bản đó cho người khác biết.
  • Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.

Để tóm tắt được văn bản cần:

  • Đọc kĩ văn bản, hiểu đúng chủ đề của văn bản.
  • Xác định được nội dung chính và những chi tiết chính của văn bản
  • Viết thành bản tóm tắt

Câu 4 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm khiến cho văn bản tự sự thêm sinh động, cụ thể, gần gũi hơn với độc giả đồng thời bày tỏ được cảm xúc của tác giả.

Câu 5 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Khi viết (nói) văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm cần chú ý:
  • Xác định mục đích chính là tự sự , yếu tố miêu tả, biểu cảm là phụ để không sa đà vào miêu tả hay biểu cảm thái quá.

Câu 6 trang 151 SGK văn 8 tập 2

Văn bản thuyết minh có tính chất:

  • Khách quan, trung thực, hữu ích.
  • Rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và hấp dẫn.

Một số văn bản thuyết minh thường gặp:

  • Giới thiệu một sản phẩm mới
  • Giới thiệu một đặc sản địa phương
  • Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử
  • Giới thiệu tiểu sử danh nhân, nhà văn…
  • Giới thiệu một tác phẩm

Câu 7 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Muốn làm một văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải: xác định rõ đối tượng cần thuyết minh.

Phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật:

  • Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
  • Phương pháp liệt kê.
  • Phương pháp dùng số liệu.
  • Phương pháp so sánh.
  • Phương pháp phân loại, phân tích.
  • Phương pháp nêu ví dụ.

Câu 8 trang 151 SGK văn 8 tập 2

Bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về:

  • Một đồ dùng: cấu tạo- tính chất- công dụng- cách sử dụng, bảo quản
  • Cách làm một sản phầm: nguyên liệu- các bước làm- sản phẩm hoàn thành
  • Một di tích, danh lam thắng cảnh: địa điểm- vị trí- vẻ đẹp- tình cảm
  • Một loài động vật, thực vật: hình dáng- đặc điểm- lợi ích/tác hại
  • Một hiện tượng tự nhiên: hiện tượng- biểu hiện- đặc điểm- lợi ích/tác hại

Câu 9 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra trong bài.

Tính chất của luận điểm:

  • Là một hệ thống: có luận điểm chính và luận điểm phụ.
  • Chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
  • Có sự liên kết chặt chẽ vừa có sự phân biệt với nhau và được sắp xếp theo một trật tự hợp lí.

Câu 10 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Văn bản nghị luận có thể sử dụng linh hoạt yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
  • Ví dụ: Trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, Hồ Chí Minh có sử dụng cả phương pháp miêu tả và biểu cảm.

Câu 11 trang 151 SGK văn 8 tập 2

  • Văn bản tường trình là văn bản được trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra hậu quả cần phải xem xét.
  • Văn bản thông báo là văn bản dùng để truyền đạt thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức để báo cho những người dưới quyền, thành viên, đoàn thể hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.

Phân biệt:

  • Văn bản tường trình với mục đích là trình bày về hoàn cảnh của chính bản thân hiện tại mong được xem xét
  • Văn bản thông báo với mục đích thông tin cho mọi người biết về một điều gì đó.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *