Soạn bài Nhân hóa lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài nhân hóa lớp 6 đầy đủ và hay nhất do Wikihoc biên soạn SGK. Trong văn chương hay trong đời sống hàng ngày, mọi sự vật tồn tại đều có một linh hồn, một sự sống tiềm ẩn mãnh liệt dù nó có là hòn đá thô cứng hay một con chim hót lứu lo.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Phương pháp tả cảnh lớp 6
  • Soạn bài Buổi học cuối cùng lớp 6

Con người nhận thức được điều đó nên càng tin tưởng mà thổi vào những sự vật quanh mình một sức sống mãnh liệt, những diễn biến sống động. Dần dần trong văn chương, tác giả sử dụng biện pháp đó và cho nó một cái tên: Nhân hóa. Nếu một tác phẩm văn học muốn tránh khỏi quy luật của sự băng hoại thì chúng phải mang một sức sống mãnh liệt. Biện pháp nhân hóa là thủ thuật cần thiết để tạo nên sức sống ấy. Vì thế trong chương trình ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh được học về biện pháp nhân hóa. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài nhân hóa do chúng tôi dày công biên soạn để các em tiếp cận với bài học một cách dễ dàng nhất.

SOẠN BÀI NHÂN HÓA LỚP 6 

I. Trả lời câu hỏi
1. Nhân hoá là gì?
Câu 1 trang 56 sgk ngữ văn tập 2
Phép nhân hóa trong khổ thơ trích trong bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa:

  • Ông trời mặc áo giáo đen ra trận
  • Muôn nghìn cây mía múa gươm
  • Kiến hành quân đầy đường

Câu 2 trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2
Cách diễn đạt của Trần Đăng Khoa chứa đầy sự sáng tạo, trong mắt người nghệ sĩ, vạn vật đều có một sự sống tiềm tàng và được thổi hồn mà trở nên sinh động như con người.
2. Các kiểu nhân hóa
Câu 1 trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2
a, Sự vật được nhân hóa:

  • Miệng
  • Tai
  • Mắt
  • Chân 
  • Tay

b, Sự vật được nhân hóa:

  • Gậy tre
  • Chông tre
  • Tre

c, Sự vật:  Con trâu 
Câu 2 trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2
a, Sự vật được nhân hóa bằng cách sử dụng các từ xưng hô gọi: lão, cô, bác, cậu
b, Dùng các từ ngữ để biểu đạt hoạt động của con người 

  • Chống lại 
  • Xung phong 
  • Giữ

c, Trò chuyện với loại vật như nói chuyện với người
II Luyện tập
Bài 1 trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2
Các đối tượng được nhân hóa trong đoạn trích:
Con tàu: tàu mẹ, tàu con
Xe : xe anh, xe em
=> Biện pháp nhân hóa vừa khiến sự vật trở nên sống động, vừa khiến người tiếp nhận, người đọc có một trí tưởng tượng phong phú khi họ liên tưởng đến cảnh sinh hoạt, lao động, di chuyển tấp nập ở bến cảng.
Bài 2 trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2

  • Đoạn văn này không hề sử dụng phép nhân hóa 
  • Đoạn văn chỉ là đoạn văn miêu tả kết hợp tự sự 
  • Không giàu sức gợi, thiếu sinh động

Bài 3 trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2
Cách gọi tên các sự vật có sự khác nhau ở hai đoạn văn:
Đoạn văn 1:

  • Cô bé Chổi Rơm: Gọi tên như con người
  • Xinh xăn nhất: Tính từ miêu tả ngoại hình con người
  • Chiếc váy vàng óng: Trang phục của con người
  • Áo: của con người
  • Cuốn từng vòng quanh người: Sử dụng đại từ ” Người” để nhân hóa

=> Sử dụng nhân hóa phú hợp, linh động khiến cho sự vật được miêu ta trở nên nổi bật, cuốn hút người đọc.
Đoạn văn 2:

  • Chổi rơm
  • Đẹp nhất 
  • Tết bằng nếp rơm vàng
  • Tay chổi
  • Quấn quanh thành cuộn

=> Đoạn văn miêu tả đơn thuần không làm cho cây chổi có nét nổi bật sinh động. Lối văn thuyết minh.

Bài 4 trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2
a, Cách xưng hô với sự vật như xưng hô đối với người: “Núi ơi”
=> Coi vật trở thành người bạn thân cận để bộc lộ tâm tình, giãi bày tâm trạng và tìm kiếm sự cảm thông 
b, Dùng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để miêu tả sự vật:

  • Tấp nập
  • Xuôi ngược 
  • Cãi cọ
  • Gầy vêu vao
  • Bì bõm lội bùn.

=> Miêu tả bức tranh cuộc sống của động vật sinh động như đời sống của con người
c, Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật

  • Trầm ngâm
  • Nhìn
  • Vùng vằng
  • Chạy về

=> Thế giới cây cối, đồ vật tràn đầy sức sống, sinh động như thế giới của con người.
d, Biện pháp nhân hóa được sử dụng khiến cây xà nu thể hiện sức sống quật cường bất khuất không dễ gục ngã của con người

Bài 5 trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2
Sáng mùa hạ thật trong lành, những nàng mây nhẹ nhàng bồng bềnh dìu dắt ông mặt trời vươn vai trên đỉnh núi xa xa. Những cậu nắng díu dắt nhau nhảy nhót trên những hàng cây cau ở sân vườn. Nắng mới thật tuyệt, ướt át vị sương đêm nhưng lại mang sự ấp áp của mùa hạ. Những chú chim chào mào ca khúc khởi hoàn cho ngày mới thêm năng động. Người dân trong làng đã dậy sau khi chú gà trống oai vệ gáy như tiếng chuông báo thức vang vọng khắp xóm làng.

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Phương pháp tả người lớp 6
  • Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *