Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự lớp 6 đầy đủ chính xác nhất sách giáo khoa ngữ văn. Trong chương trình lớp 6, chúng ta sẽ được tiếp cận với thể loại văn tự sự. Bước đầu làm quen với văn tự sự, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về ngôi kể.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn Cây bút thần lớp 6
  • Soạn bài Danh từ lớp 6

Trong bài Ngôi kể trong văn tự sự, chúng ta cần nắm vững được đặc điểm của hai loại ngôi kể: ngôi thứ nhất, ngôi thứ ba và tác dụng của từng loại ngôi kể, từ đó phân tích các ngôi kể trong các truyện đã đọc, đã học, chuẩn bị lựa chọn sử dụng ngôi kể thích hợp trong bài viết của mình. Trong việc lựa chọn ngôi kể, có khi người kể xưng là “tôi”, có khi không. Khi xưng “tôi”, tác giả nên lựa chọn ngôi kể như thế nào? Qua bài Ngôi kể trong văn tự sự, chúng ta sẽ cùng trả lời các câu hỏi này. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự.

SOẠN BÀI NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

I- Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự

Câu hỏi:

a. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu:

  • Người kể giấu mình
  • Không biết ai kể
  • Gọi các nhân vật bằng tên gọi của họ

b. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất. Dấu hiệu:

Người kể hiện diện, xưng “tôi”: Dế Mèn

c. Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn

d. Ngôi thứ nhất có thể kể tự do, không bị hạn chế. Ngôi kể thứ ba chỉ được kể những gì mình đã biết và đã trải qua

đ. Nếu đổi thành ngôi thứ ba, thay “tôi” bằng Dế Mèn thì đoạn văn sẽ mất đi tính chân thực

e. Không thể đổi ngôi kể thứ ba thành ngôi kể thứ nhất vì đoạn văn sẽ mất đi tính khách quan

II- Luyện tập

Câu 1 trang 89 SGK văn 6 tập 1:

Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba:

Đoạn văn mới thêm tính khách quan, như đang xảy ra, hiển hiện trước mắt người đọc

Câu 2 trang 89 SGK văn 6 tập 1:

Nếu đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất:

Đoạn văn là Thanh tự kể, tô đậm thêm sắc thái tình cảm

Câu 3 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba vì:

  • Không có nhân vật nào xưng tôi khi kể
  • Người kể có thể linh hoạt, tự do kể những gì diễn ra với Mã Lương

Câu 4 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Trong truyện truyền thuyết, cổ tích, người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

  • Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích
  • Giữ khoảng cách giữa người kể và các nhân vật trong truyện
  • Đây là những câu chuyện kể của tập thể, được lưu truyền trong dân gian chứ không phải theo quan sát, nhận xét của bản thân người kể

Câu 5 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Khi viết thư thường dùng ngôi kể thứ nhất, có thể xưng: tôi, em, con, cháu…

Câu 6 trang 90 SGK văn 6 tập 1:

Dịp sinh nhật vừa rồi, mẹ đã tặng em một món quà rất ý nghĩa: đó là cuốn sách mà em đã thích từ lâu. Khi nhận được món quà ấy, em vô cùng ngạc nhiên và vui sướng. Em biết ơn mẹ rất nhiều. Món quà ấy chính là sự động viên mẹ dành cho em, hy vọng em có thể học tập tốt hơn. Để không phụ lòng mẹ, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, trở thành con ngoan trò giỏi để mẹ vui lòng.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ông lão đánh cá và con cá vàng lớp 6
  • Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *