Soạn bài Nghĩa của từ lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Nghĩa của từ lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất do Wikihoc biên soạn.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn tự sự lớp 6
  • Soạn bài Sơn Tinh Thủy Tinh lớp 6

Trong quá trình học và tiếp nhận nguồn tri thức từ cha mẹ thầy cô và những người thuộc thế hệ trước, có đôi khi các bạn học sinh còn chưa thể hiểu hết được nội dung và ý nghĩa mà người khác truyền đạt lại qua một từ ngữ hoặc một câu nói nhất định. Vì vậy, trước khi muốn có sự hiểu biết sâu về các kiến thức khác, chúng ta cần có sự am tường về nghĩa của từ. Nên trong chương trình ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh sẽ được thầy cô giảng dạy về nghĩa của từ. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài nghĩa của từ lớp 6 hay và đầy đủ nhất  do chúng tôi dày công biên soạn nhằm giúp các em tiếp nhận kiến thức một cách tốt nhất.

SOẠN BÀI NGHĨA CỦA TỪ LỚP 6 HAY NHẤT

I. Nghĩa của từ là gì?
1. Mỗi mục chú thích trên gồm có hai phần cơ bản như sau: 

  • Từ ngữ 
  • Nội dung của từ ngữ

2. Bộ phận trong chú thích trên nêu lên ngữ nghĩa của từ: 
Nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ tương ứng với phần: 
Nội dung của từ ngữ

II. Cách giải thích nghĩa của từ
1. Có chú thích ở phần 1 ( sgk)

2. Nghĩa của từ được giải thích 
bằng các phương pháp sau:

  • Đưa ra khái niệm, định nghĩa
  • Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.

III. Luyện tập

Bài 1 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Các chú thích ở trong sách giáo khoa giải thích từ ngữ theo hai phương pháp chính:

  •   Đưa ra các khái niệm
  •   Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa

Bài 2 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1:

Các từ cần điền:

  • Học tập
  • Học lỏm
  • Học hỏi
  • Học hành

Bài 3 Trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Các từ phù hợp:

  • Trung bình
  • Trung gian
  • Trung niên

Bài 4 trang 36 sgk ngữ văn 6 tâp 1

  • Giếng: hố đào sâu thẳng đứng vào lòng đất, thường có hình trụ, dùng để lấy nước
  • Rung rinh: trạng thái rung động nhẹ và liên tiếp
  • Hèn nhát: Nỗi sợ hãi, thiếu can đảm khi đứng trước một tình huống xấu hoặc một sự việc nào đó bất ngờ ập đến

Bài 5 trang 36 sgk ngữ văn 6 tập 1
Từ ” mất”có nhiều ngữ nghĩa:

  • Mất (1):  không còn thuộc sự sở hữu của mình
  • Mất (2): không tìm  thấy, không còn nhìn thấy vật nữa
  • Mất(3): cách nói tế nhị, kính trọng của cái chết

Nhân vật  dựa vào việc cô chủ hiểu theo nghĩa thứ hai ( mất: không tìm thấy, không nhìn thấy) để tự biện minh cho mình trong việc đánh rơi cái ống vôi của cô chủ xuống dưới sông.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự lớp 6
  • Soạn bài Sự tích Hồ Gươm lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *