Soạn bài Mưa lớp 6 hay nhất đầy đủ

Hướng dẫn soạn bài Mưa lớp 6 đầy đủ và hay nhất do Wikihoc biên soạn. Trong quá trình tiếp nhận tri thức, tích lữu vốn hiểu biết về khoa học, tự nhiên và các lĩnh vực khác trong đời sống, các em học sinh được các thầy cô giảng giải rất nhiều điều hay và bổ ích.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ẩn dụ lớp 6
  • Soạn bài Lượm lớp 6

Có lẽ điều cơ bản nhất mà ai trong chúng ta cũng biết đó chính là những hiện tượng thời tiết xảy ra trong đời sống hàng ngày như nắng, mưa, bão,.. Từ những hiện tượng thời tiết bình thường ấy, các nhà thơ nhà văn đã quan sát chúng và đưa chúng vào những trang thơ trang văn của mình. Trần Đăng Khoa là một trong những tác giả ấy, ông nổi tiếng với nhiều bài thơ gần gũi với thiên nhiên, làng quê. Bài thơ Mưa là một trong những tác phẩm tiêu biểu được học trong chương trình ngữ văn lớp 6. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Mưa lớp 6 đầy đủ và chi tiết nhất để các em tham khảo nhé.

SOẠN BÀI MƯA LỚP 6

I. Tìm hiểu chung về bài thơ mưa

1. Tác giả

  • Trần Đăng Khoa
  • Sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958
  • Quê tỉnh Hải Dương
  • Là thần đồng văn học từ nhỏ, có nhiều tập thơ nổi tiếng

2. Tác phẩm

  • Sáng tác năm 1967
  • Trích tập thơ Góc sân và khoảng trời 1999
  • Thể thơ: Tự do

II SOẠN BÀI MƯA VÀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu 1 trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2

  • Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa ở vùng nào vào mùa nào? Dựa vào sự miêu tả em hãy tìm bố cục của bài thơ.
  • Bài thơ Mưa của Trần Đăng Khoa tả cơn mưa vào lúc sắp mưa và lúc mưa ở vùng nông thôn vào mùa hạ

Bố cục gồm 2 phần
Bố cục bài thơ:

  • Phần 1 (Từ đầu ….”ngọn mùng tơi nhảy múa”): Cảnh trời sắp mưa
  • Phần 2 (tiếp …..”cây lá hả hê”) : Khung cảnh trời mưa
  • Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân khi trời mưa

Câu 2 trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2

Bài thơ được Trần Đăng Khoa làm theo thể thơ tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt, sống động
=>Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng, lúc nhanh lúc chậm góp phần đặc tả cơn mưa mùa hạ ở vùng Bắc bộ.

Câu 3 trang 80 sgk ngữ văn 6 tập 2

Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
Các con vật trước khi mưa: 

  • Mối trẻ mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
  • Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
  • Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, cây lá hả hê.

Những động từ được sử dụng:

  • Hành quân
  • Múa
  • Rung tai
  • Đu đưa

Các tính từ: 

  • Rối rít 
  • Trọc lốc
  • Mù trắng
  • Chốc chốc

=> Tất cả đã khiến tác giả diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời sắp mưa, trời khi mưa

Phép nhân hóa được sử dụng rất nhiều:

Ông trời mặc áo

  • Mía múa gươm
  • Kiến hành quân đầy đường
  • Cỏ gà rung tai nghe
  • Bụi tre tần ngần gỡ tóc
  • Cây dừa sải tay bơi

=> Phép nhân hóa khiến thiên nhiên ( cây cỏ, loài vật ) trở nên gần gũi, tác giả ban cho chúng có những hoạt động như con người
( rung tai, sải tay, hành quân, múa mặc) . Điều này thể hiện sự quan sát, liên tưởng, sáng tạo độc đáo trong con mắt của Trần Đăng Khoa

Câu 4 trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 

Ông bố cuối bài trở thành người cha cực kì vĩ đại: đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa
Hình ảnh người nông dân tưởng như bần hàn nhưng lại có một tầm vóc lớn lao, tư thế kiên định vững vàng, hiên ngang như một vị anh hùng sánh ngang với thiên nhiên mạnh bạo
Trong cái nhìn của trẻ con, người bố luôn luôn vĩ đại, mạnh mẽ và cao cả vô cùng. Dù cho bố làm nghề gì, giàu sang hay bần hàn vất vả thì người bố luôn trở thành nguồn sức mạnh bảo vệ con, truyền cho con những cảm hứng bất tận.

III LUYỆN TẬP BÀI THƠ MƯA

Bài 1 trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2

Học thuộc lòng bài thơ từ đầu đến ” mù trắng nước.”

Bài 2 trang 81 sgk ngữ văn 6 tập 2 

Mặt trời vốn chói chang như hòn lửa rực giữa trời , bỗng chốc tia sáng dần tắt bị phủ bởi những mây đen ùn ùn từ phương Nam kéo đến, che kín bộ giáp sắt đen ngòm của thần Mặt trời . Gió ngày càng thổi mạnh, đuổi những đám mây đen kịt bầu trời, cơn gió lốc tung hoành ngang dọc, làm cho vạn vật ngả nghiêng, những cây chuối đang ra sức chống đỡ. Mấy chú chim trên cành cây trong vườn giờ đây đang bay toán loạn vội vã tìm nơi chú ẩn cho mình. Người dân càng vội vàng chuẩn bị trước khi cơn mưa ập tới, mải miết chạy vêc nhà. Lộp bộp.. lộp bộp, mưa rơi ồn ã trên những mái nhà ranh, và rồi rào rào làm rung chuyển những cành cây yêu ớt, sấm cứ thể vang động, những tia chớp rạch ngang trời lẩn trong làn mưa trắng xóa. Cơn mưa rào mùa hạ chợt đến, cây cối cũng xanh tươi.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Hoán dụ lớp 6
  • Soạn Tập làm thơ bốn chữ lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *