Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7 hay nhất do Wikihoc biên soạn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7
  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) lớp 7

Trong chương trình văn học lớp 7, các bạn học sinh được thầy cô giáo giảng dạy về các phương pháp lập luận để xây dựng một văn bản hoàn chỉnh và đạt yêu câu. Và phương pháp lập luận chứng minh là một trong những phương pháp phổ biến mà các bạn học sinh đã được tìm hiểu và có vốn kiến thức nhất định về nó. Để có thể tăng thêm các kĩ năng chứng minh nền tảng, xây dựng văn bản chứng minh thành thạo thi ta đến với bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7. Bài này nhằm mục đích giúp các em luyện tập thêm về phương pháp này. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

SOẠN BÀI VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH LỚP 7 HAY NHẤT

I. Chuẩn bị ở nhà

Viết đoạn văn chứng minh cho một trong các đề sau ( hướng dẫn viết 2 đề)

Đề 1 Tục ngữ có câu: “ Đi một đàng học một ầng khôn”. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào!. Hãy chứng minh:

  • Câu tục ngữ và câu nói trên là hai ý kiến khác nhau nhưng lại có sự bổ sung ý nghĩa cho nhau. “ Đi một đàng học một sàng khôn” tức người xưa muốn nói đến cách học hỏi trong quá trình con người ta tiếp nhận tri thức. Đi nhiều ta hiểu được nhiều, càng tiếp xúc với thế giới rộng lớn xung quanh ta, ta càng hiểu kiến thức là vô tận như đại dương còn những gì ta biết chỉ là một giọt nước. Cũng như vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam ta, Người bôn ba, đi năm châu bốn bể trong suốt 30 năm ròng. Thử hỏi nếu Người không đi, sao người có thể hiểu được nhiều, biết được nhiều, thấu hết những khốn khó của nhân dân phải chịu. Chỉ khi ta hiểu về Pháp ta mới đánh được Pháp. Chính vì lí lẽ đó mà Bác Hồ dành lại được độc lập cho dân tộc ta. Còn có bạn nói: “Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có “sàng khôn” nào!.” Đúng như vậy, bản thân mỗi người nếu không cố gắng, ý thức tự học và rèn luyện bản thân, trau dồi bản ngã mà cứ mong ngóng học từ người khác, đi sau người khác thì cũng vô nghĩa. Chính vì vậy, từ hai câu nói mang tính bổ sung cho nhau, tăng tính chặt chẽ, ta hiểu được rằng nếu con người ta không học hỏi, không đi đây đi đó không quan sát thì sẽ trở nên nông cạn. Còn khi ta không chịu tự học thì bản thân vốn chẳng có gì để tìm hiểu về thế giới rộng lớn và nguồn kiến thức vô hạn này. Tóm lại hai câu nói tuy có sự đối lập mà lại bổ sung ý nghĩa cho nhau một cách toàn diện, để chúng ta có thể học hỏi và tự khiến bản thân trở nên tốt đẹp.

Đề 4 Chứng minh nói dối có hại cho bản thân

  • Con người trong cuộc sống không thể hoàn hảo, dù sinh ra có tốt đẹp thì ta mãi không thể trở thành một bức tượng thần Hy Lạp được khắc tạc tinh xảo không chút tì vết. Con người có hỷ nộ ái ố, có lúc đúng có lúc sai nhưng đôi khi sai lầm ấy thật đáng xấu hộ khi ta cố tình tạo ra chúng. Mà nói dối là một trong những thói xấu xa mà con người cần phải sửa đổi, họ phải nhận ra được những hậu quả và tác hại của nó sớm nhất có thể. Nói dối là một lời phát ngôn nhằm mục đích che giấu sự thật, nó có thể có hại, vô hại nhưng suy cho cùng, nói dối là cách để nguỵ biện và nguỵ trang cho sai lầm của mình. Điều đó dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường. Điều đầu tiên nói dối khiến cái tâm của con người trở nên vẩn đục, họ luôn luôn tìm cách che giấu lấn át sự thật dẫn đến giảo hoạt, đánh mất đi sự chân thành vốn có. Dẫn đến mất niềm tin giữa con người và con người, mà niềm tin là thứ quan trọng nhất để thế giới tâm hồn có thể tồn tại. Nếu không có niềm tin thì chính chúng ta đang tiến dần đến bờ vực của cái chết. Và lại nói dối dẫn đến sự hiểu lầm không đáng có, đôi khi chỉ là bông đùa, trêu trọc, nhưng đôi lúc một lời nói dối khiến cho thị phi, đen trắng bất phân đảo lộn luân thường đạo lí thậm chí tệ hại hơn gây ra cái chết cho người khác. Vì vậy, nói dối là một đức tính xấu cần con người phải sửa đổi, không nên nói dối dù là lời nói dối có lợi.

II Thực hành trên lớp

Thảo luận đề văn chứng minh cùng bạn và thầy cô

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Ôn tập văn nghị luận lớp 7
  • Soạn bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *