Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận lớp 8

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục lớp 8
  • Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) lớp 8

Trong các bài văn nghị luận, bên cạnh nội dung chính là trình bày hệ thống các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc, người nghe, chúng ta còn cần thêm vào các yếu tố tự sự và miêu tả để cho bài văn nghị luận thêm sinh động và hấp dẫn. Để làm được điều đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Qua bài học này, chúng ta sẽ tiếp tục rèn kĩ năng làm văn nghị luận, xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận, biết lựa chọn các yếu tố miêu tả và tự sự cần thiết, phù hợp vào đoạn văn, bài văn nghị luận để hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố đó trong văn nghị luận. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I- Chuẩn bị ở nhà

II- Luyện tập trên lớp

1. Định hướng làm bài

2. Xác lập luận điểm

Nên đưa vào những luận điểm:

Luận điểm 1: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn lành mạnh như trước nữa.

Luận điểm 2: Các bạn lầm tưởng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.

Luận điểm 3: Việc chạy theo các “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại.

  • Làm mất thời gian của các bạn.
  • Ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập.
  • Gây tốn kém cho cha mẹ.

Luận điểm 4: Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, lứa tuổi, hoàn cảnh sống.

3. Sắp xếp luận điểm

Cần sắp xếp các luận điểm đã cho theo cấp độ tăng tiến để bố cục rành mạch, hợp lí, chặt chẽ, thuyết phục người đọc, người nghe

4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả

Nhận xét việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào hai đoạn văn

a. Đoạn văn a: Các yếu tố tự sự, miêu tả làm luận cứ trở nên sinh động, luận điểm rõ ràng

b. Đoạn văn b: Dẫn chứng ở đoạn văn b tập trung kể tả lớp hài kịch Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục còn đoạn văn a là các sự việc, hình ảnh rút ra từ thực tế lớp học

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) lớp 8
  • Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt lô-gic lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *