Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận lớp 8 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận lớp 8 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài của mình ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Đi bộ ngao du lớp 8
  • Soạn bài Hội thoại(tiếp theo) lớp 8

Trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ được tìm hiểu và làm quen với cách làm văn nghị luận. Không chỉ bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân, người viết còn có thể bày tỏ cảm xúc của mình để giúp bài văn thêm hấp dẫn hơn. Yếu tố biểu cảm có tác dụng rất lớn trong bài văn nghị luận, vì thế trong bài học này, chúng ta sẽ luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Qua đó, chúng ta sẽ củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận đã được học ở bài trước, vận dụng những kiến thức đó để đưa yếu tố biểu cảm vào một câu, một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

SOẠN BÀI LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

I- Chuẩn bị ở nhà

Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh

Những chuyến du lịch giúp học sinh có vốn hiểu biết sinh động, phong phú hơn nhờ những bài học thực tế

  • Hiểu thêm về tự nhiên, các loài sinh vật, các di tích lịch sử
  • Củng cố những kiến thức học ở trên lớp

Tìm thêm nhiều niềm vui cho bản thân. thêm yêu quê hương, đất nước

Giải tỏa căng thẳng sau những giờ học mệt mỏi

Giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, sức chịu đựng dẻo dai bền bỉ

  • Leo núi giúp rèn luyện cơ bắp
  • Hít thở không khí trong lành từ thiên nhiên

II- Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận

Câu 1 trang 106 SGk văn 8 tập 2:

Các luận điểm khá phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp còn lộn xộn

Sửa:

  • Về kiến thức: Những chuyến tham quan du lịch giúp ta hiểu biết nhiều hơn, mang lại những bài học chưa có trong sách vở, hiểu cụ thể, sâu hơn những điều được học trong nhà trường
  • Về tinh thần: Đem đến cho ta nhiều niềm vui, yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, của quê hương, đất nước
  • Về sức khỏe: Giúp ta tăng cường sức khỏe

Câu 2 trang 108 SGK văn 8 tập 2:

a. Sử dụng những từ ngữ biểu cảm: biết bao, niềm vui sướng, tôi thường thấy, mơ màng, sung sướng…

b. Luận điểm ấy gợi cho em cảm xúc phấn chấn, vui tươi…

Đoạn văn đã thể hiện được cảm xúc ấy: thể hiện qua các từ ngữ(hồi hộp, náo nức), cách xưng hô

Câu 3 trang 109 SGK văn 8 tập 2:

Nhiều bài thơ em đã học như: Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, Khi con tu hú của Tố Hữu, Quê hương của Tế Hanh…đều biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên đất nước:

Thiên nhiên đất nước từ muôn đời vẫn là cảm hứng bất tận cho thi nhân. Trong ba bài thơ Cảnh khuya, Khi con tu hú, Quê hương, các nhà thơ đều bộc lộ cảm xúc hết sức nồng nàn, sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước.

Trong bài Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, ta thấy tình yêu thiên nhiên của Bác thể hiện qua bức tranh nơi núi rừng Việt Bắc có tiếng suối róc rách, trăng sáng soi tỏ khắp nơi. Hơn thế nữa, ta còn xúc động biết bao trước nỗi lòng của vị lãnh tụ: Chưa ngủ vì no lỗi nước nhà.

Đến với bài Khi con tu hú của Tố Hữu, người tù cách mạng luôn hướng đến thế giới bên ngoài ngập tràn sự sống, khao khát thoát khỏi xiềng xích gông cùm: muốn đạp tan phòng để được hòa mình vào cuộc sống tươi sáng ngoài kia

Còn trong bài Quê hương của Tế Hanh, đó là nỗi lòng nhớ quê da diết của tác giả, vị mặn mòi của biển khơi dường như ngấm trong từng câu chữ làm hiện về những hình ảnh bình dị của quê hương yêu dấu

Ba bài thơ với những điểm đặc sắc khác nhau nhưng tựu chung lại đều gặp nhau ở tình cảm đối với thiên nhiên, đất nước. Tình cảm được tác giả gửi gắm qua bài thơ cũng làm dậy lên trong lòng người đọc tình yêu tràn đầy, mãnh liệt đối với quê hương, đất nước mình

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu lớp 8
  • Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *