Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm lớp 8 đầy đủ hay nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8
  • Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt) lớp 8

Nhân vật và sự việc là yếu tố cơ bản trong một bài văn tự sự. Nhưng khi làm văn tự sự, chúng ta cũng cần kết hợp các phương thức biểu đạt đan xen để bộc lộ sắc thái và ý nghĩa, cũng là để việc kể chuyện thêm sinh động và hấp dẫn hơn. Chúng ta đã được học cách kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự ở các bài học trước. Vậy khi lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thì phải làm thế nào? Chúng ta sẽ được tìm hiểu điều đó trong bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Qua bài học này, chúng ta sẽ biết cách lập bố cục và xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

SOẠN BÀI LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

I- Dàn ý của bài văn tự sự

1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự

a. Bố cục:

  • Mở bài: từ đầu… trên bàn: Kể và tả quang cảnh sinh nhật
  • Thân bài: tiếp theo… gật đầu không nói: Kể về món quà sinh nhật của Trinh
  • Kết bài: còn lại: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật

b. Các yếu tố của văn bản:

– Bài văn kể về món quà sinh nhật. Trang là người kể chuyện(ngôi thứ 1)

– Chuyện xảy ra ở nhà Trang vào ngày sinh nhật của Trang

– Chuyện gồm Trang, Trinh và các bạn cùng lớp. Trang và Trinh là nhân vật chính:

  • Trang mau giận, dễ xúc động
  • Trinh có tấm lòng thơm thảo với bạn bè

– Diễn biến của câu chuyện:

  • Mở đầu: Tâm trạng bồn chồn của Trang khi người bạn thân nhất chưa đến
  • Đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh và chùm ổi
  • Kết thúc: Sự xúc động của Trang

– Những yếu tố miêu tả và biểu cảm:

  • Miêu tả: Hành động, tâm trạng của Trang, cành ổi, dáng vẻ, hành động của Trinh
  • Biểu cảm: Cảm xúc, suy nghĩ của Trang về người bạn và món quà sinh nhật

=> Giúp bộc lộ cảm xúc của nhân vật, làm bài văn thêm sinh động, hấp dẫn

c. Những nội dung trên được kể theo trình tự thời gian nhưng có sử dụng hồi ức để gợi lại kỉ niệm

2. Dàn ý của một bài văn tự sự

II- Luyện tập Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 1 trang 95 SGK văn 8 tập 1:

Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và cô bé bán diêm

Thân bài: Diễn biến:

  • Không bán được diêm nên em không dám về nhà
  • Em tìm một góc tường để tránh rét
  • Năm lần quẹt diêm của em gắn với năm mộng tưởng
  • Que diêm tắt, em trở về thực tại
  • Em quẹt tất cả que diêm còn lại để níu giữ bà ở lại

Kết bài: Em bé bán diêm đã chết

Câu 2 trang 95 SGK văn 8 tập 1:

Dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi

Mở bài: Giới thiệu người bạn của em và kỉ niệm ấy

Thân bài:

  • Em và Lan là bạn từ thời thơ ấu, nhà bạn ở cạnh nhà em
  • Chúng em thường rủ nhau đi học, nhưng sáng hôm ấy đợi mãi mà không thấy bạn đâu
  • Em đi đến trường với tâm trạng buồn bực
  • Đến lớp rồi vẫn không thấy Lan đâu, em mới biết bạn không đi học
  • Tan học, em qua nhà mới biết Lan bị ốm, em vô cùng hối hận vì đã giận Lan
  • Lan đưa em một cái khăn tay tự thêu và nói vì hôm nay không đi học được nên không thể đưa cho em sớm hơn

Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về người bạn và kỉ niệm ấy

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Hai cây phong lớp 8
  • Soạn bài Nói quá lớp 8

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *