Soạn bài Kiểm tra phần văn lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Kiểm tra phần văn lớp 7 hay nhất do Wikihoc biên soạn hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Dấu gạch ngang lớp 7
  • Soạn bài Văn bản báo cáo lớp 7

Văn học là bộ môn gắn liền với quá trình tiếp nhận tri thức của các bạn học sinh trung học cơ sở nói riêng và các bạn học sinh nói chung. Cụ thể trong chương trình ngữ văn lớp 7, các bạn được thầy cô giảng dạy về các tác phẩm văn học, phần tiếng việt và các phương pháp tạo lập một văn bản hoàn chỉnh,..v..v. Sau đó, học sinh sẽ được rà soát lại kiến thức đã được học qua bài Kiểm tra phần văn và thông qua nó, tìm hiểu kĩ hơn về các chủ đề đã học. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Kiểm tra phần văn lớp 7 hay nhất so Wikihoc biên soạn.

SOẠN BÀI KIỂM TRA PHẦN VĂN LỚP 7 HAY NHẤT

Chọn một số đề gợi ý:

Câu 1 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Câu ca dao:

  • Thân em như dải lụa đào
  • Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
  • Tình cảm chính được diễn tả qua câu ca dao than thân này chính là sự buồn tủi xót xa cho số phận bất công của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, họ không có quyền chọn lựa hạnh phúc mà luôn bị những sóng gió cuộc đời vùi dập. Qua đó, còn là sự đồng cảm xót xa cho ” thân em”, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp của họ

Nghệ thuật sử dụng: 

  • So sánh “thân em” với ” Tấm lụa đào”. Người con gái có vẻ đẹp mềm mại yêu kiều như tấm lụa đào đẹp đẽ

=> Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

  • Từ láy ” phất phơ”: gợi tả sự lay lắt trước gió, vô định và có thể bị thổi bay bất cứ lúc nào

Câu hỏi tu từ: ” Biết vào tay ai?”

  • Thể hiện nỗi băn khoăn sâu sắc về số phận của mình trước cuộc đời oan trái nghiệt ngã với những bất công, lạc hậu cổ hủ.

Câu 2 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại:

  • Thân em vừa trắng lại vừa tròn
  • Bảy nổi ba chìm với nước non
  • Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
  • Mà em vẫn giữ tấm lòng son
  • ( Bánh trôi nước- Bà Huyện Thanh Quan)

Nội dung: Với hai từ ” thân em” vang lên thân thuộc như ca dao, một lần nữa Bà Huyện Thanh Quan sử dụng ngòi bút sắc sảo đậm đà của mình để trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp người phụ nữ, xong bà đồng cảm xót xa cho thân phận của họ. Hình ảnh bánh trôi nước với lối ẩn dụ , nó trở thành hiện thân cho người phụ nữ. Những người bị xã hội vùi dập không thương tiếc.

Nghệ thuật được sử dụng:

  • Thể thơ, chữ Nôm
  • Nhân hoá, ẩn dụ hình ảnh ” bánh trôi nước”
  • Đảo ngữ ” bảy nổi ba chìm”

=> Sử dụng nghệ thuật tài tình, Bà Huyện Thanh Quan được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.

Câu 3 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

  • “Cử đầu vọng minh nguyệt
  • Đê đầu tư cố hương”
  • ( Tĩnh dạ tứ- Lý Bạch)
  • Dịch:
  • “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
  • Cúi đầu nhớ cố hương”

Em thích hai câu thơ Đường này của Lý Bạch vì bởi bản chất hai câu thơ gợi cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về tình yêu quê hương tha thiết , da diết trong đêm trăng của người tha hương. Đêm dài, trăng sáng, nhìn cảnh mà nhớ quê hương, đó là sự lãng mạn riêng biệt mà chỉ hai câu thơ của Lý Bạch mới có thể bộc lộ được hết.

Câu 4 sgk trang 137 sgk ngữ văn 7 tập 2

Hai câu thơ trong Cảnh Khuya và Rằm tháng riêng – Hồ Chí Minh:

  • ” Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
  • Và:
  • “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

Nghệ thuật miêu tả:

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt được Bác sử dụng tài tình
  • Điệp từ, nhân hoá, các hình ảnh gợi tả gợi cảm

=>Cảnh đêm trăng hiện lên thật đẹp và thơ mộng

Tâm hồn Bác qua cảnh trăng được miêu tả:

  • Bác không chỉ là một chiến sĩ cánh mạng mà còn là một nhà thơ có tâm hồn thơ mộng, Qua cách Bác cảm thu vẻ đẹp của ánh trăng ta thấy được tình yêu thiên nhiên và tình yêu quê hương đất nước của Bác

Câu 5 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Cảm nhận về tình yêu quê hương trong bài Mùa Xuân của tôi qua cách hồi tưởng hình ảnh mùa xuân:

Hình ảnh mùa xuân được tái hiện trong dòng hồi tưởng cũng là cách để tác giả thể hiện nỗi nhớ mong da diết, một tình yêu quê hương tha thiết của mình

Từng cảnh vật, từng chi tiết cảnh xuân hiện lên như một bức hoạ sống động khiến ta hiểu rằng tác giả là một người am tường và thấu hiểu thiên nhiên đến nhường nào.

Câu 6 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Hai câu tục ngữ đã đọc:

  • “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
  • “Uống nước nhớ nguồn”

Ý nghĩa: Qua hai câu tục ngữ với cách nói ẩn dụng, xúc tích và hàm nghĩa đã đưa ra một lời

khẳng định và đề cao lối sống ân tình ân nghĩa thuỷ chung của nhân dân ta. Nhằm nhắc nhờ và răn dạy con người chúng ta không được sống vô ơn sống bạc tình.

Câu 7 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Luận điểm trong các bài 20, 21,23:

Bài 20 :Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

  • LĐ1: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta
  • LĐ2: Tinh thần yêu nước trong quá khứ và trong hiện tại.
  • LĐ3: Trách nhiệm, sứ mệnh của nhân dân phải

phát huy tinh thần ấy.

Bài 21 Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

Luận điểm chính: Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

Bài 23 Đức tính giản dị của Bác Hồ:

  • LĐ1: Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
  • LĐ2: Đức tính giản dị của Bác trong lối sống sinh hoạt và làm việc

Câu 8 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

  • Dẫn chứng trong tác phẩm văn học lớp 7 chứng minh cho câu nói: “ Văn học gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có”:
  • Sống chết mặc bay: Cho ta thấy được nỗi khổ của người dân và cái thờ ơ tàn nhẫn của những tên quan, lí trưởng. Từ đó khơi dậy trong ta sự đồng cảm xót thương cho số phận người nông dân và căm ghét thói hư tật xấu của bọn quan lại
  • Bài học đường đời đầu tiên : Mở ra cho ta một thế giới mới, thế giới loài vật sống động mà nhân vật chính là anh Dế Mèn cứng đầu và kiêu căng và nhân vật khác là con Dế chũi, từ đó ta học được cách khép bớt cái tôi ngạo mạn, biết xót thương kẻ yếu. Một bài học quý báu được đặt ra rằng: Kẻ mạnh không phải kẻ có thể đàn áp dẫm đạp người khác dưới chân mà kẻ mạnh là kẻ có thể bảo vệ những người yếu hơn.

Câu 9 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

  • Nghệ thuật tương phản là đưa ra các chi tiết , sự việc, hành động mang tính đối lập, tương phản nhằm mục đích làm nổi bất vấn đề, tư tưởng của văn bản.
  • Nghệ thuật tương phản trong Sống chết mặc bay: Tác giả tạo lập hai khung cảnh đối lập: đê vỡ, nước dâng nhân dân khốn khổ với lũ và cảnh đình cao ấm áp nơi các quan đang vui chơi và hưởng lạc

Câu 10 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2:

  • Ý nghĩa sự im lặng của Phan Bội Châu trong tác phẩm Những trò lố của Varen và Phan Bội Châu cho ta thấy thái độ khinh thường, miệt thị của nhà cách mạng chân chính đối với những kẻ đang nhăm nhe xâm phạm và cướp đi sự tự do của dân tộc

Câu 11 trang 137 sgk ngữ văn lớp 7 tập 2

Thành ngữ “ Oan Thị Kính” là một trong những thành ngữ tiêu biểu thể hiện cho nỗi oan ức khó giải của những con người lương thiện, họ không có nơi giãi bày khi mọi thứ quay lưng lại với họ.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *