Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8 hay nhất do Wikihoc biên soạ

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Câu phủ định lớp 8
  • Soạn bài Chương trình địa phương(phần tập làm văn) lớp 8

Qua bao thời đại, theo dòng chảy trôi không ngừng của lịch sử, tinh thần yêu nước của nhân dân ta luôn là nguồn sức mạnh to lớn giúp dân tộc vượt qua mọi khó khăn. Ông cha ta thường nói rằng: Không có gì quý bằng tự chủ, Nguyễn Trãi từng viết từ thời Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nền độc lập, cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương. Vậy mà kẻ thù vẫn nhăm nhe xâm chiếm bờ cõi nước ta là dấy lên trong lòng nhân dân sự căm phẫn, thôi thúc lòng binh muốn phá tan trận địa. Trong Hịch tướng sĩ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn chứa đựng một lòng nồng nàn yêu nước, nó như một thứ vũ khí vô hình tấn công mạnh mẽ vào phòng tuyến của địch, lại như một bức tâm thư khích lệ tinh thần binh lính. Để có thêm kiến thức về bài Hịch này thì trong chương trình ngữ văn lớp 8, chúng ta sẽ được học và được giải đáp những thắc mắc về bài Hịch Tướng Sĩ. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Hịch Tướng Sĩ lớp 8 hay nhất để các bạn tham khảo nhé.

SOẠN BÀI HỊCH TƯỚNG SĨ LỚP 8 HAY NHẤT.

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả:

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo)

2. Tác phẩm:

Hịch Tướng Sĩ ( Dụ chư tỳ tướng hịch văn) được viết vào thế kỉ 13 trước trận chiến với quân Mông Nguyên
Thể loại: Hịch ( quen thuộc trong văn học trung đại Việt Nam)

II Đọc hiểu văn bản Hịch Tướng Sĩ

Câu 1 trang 61 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Bố cục được chia theo 4 phần:

  • Phần 1: Từ đầu đến ” lưu tiếng tốt”:  Nói về nền tảng, tư tưởng đạo đức
  • Phần 2: Tiếp đến ” Ta cũng vui lòng”: Nói về hoàn cảnh và cục diện của đất nước đang bị xâm lược
  • Phần 3: Tiếp đến….” Không muốn vui vẻ phỏng có được không” Nêu lên cách giải quyết cho cục diện hiện nay
  • Phần 4: Còn lại: Những lời động viên khích lệ tinh thần tướng sĩ

Câu 2 trang 61 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Trần Quốc Tuấn nêu lên bộ mặt xấu xa của quân Nguyên Mông, từ những việc thực tế nhất, đang diễn ra trên mảnh đất Việt:

  • Đi nghênh ngang, sỉ mắng triều đình
  • Bóc lột, cướp dật, bắt nạt tể phụ, thu vàng bạc vét của kho,..

Từ thực tế ấy, ta hình dung ra được bộ mặt tàn ác của lũ cướp nước. Tác giả không chỉ lấy từ thực tế mà song song với đó còn kết hợp nghệ thuật so sánh chúng với ” Thân dê chó”, ” lũ cú diều”
=> Sự khinh bỉ, căm thù quân giặc được thể hiện rõ qua cách Trần Quốc Tuấn lên án quân giặc. Từ đó khơi gợi trong lòng dân, quân sự căm phẫn tột độ

Câu 3 trang 61 sgk Ngữ Văn 8 tập 2

Sau đoạn văn lên án tố cáo tội ác của giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn trực tiếp bày tinh thần yêu nước, căm thù giặc ngoại xâm của một chủ tướng, đó là nỗi đau bị mất nước, lòng căm thù đã bị đẩy lên đến đỉnh điểm và chỉ muốn tiêu diệt kẻ địch, một lòng vì đất nước mà hy sinh:

  • Ta thường tới bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa
  • Chỉ mong được xẻ thịt lột da uống máu quân thù
  • Dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này bọc trong da ngựa… ta cũng cam lòng

=> Sự dãy bày trân thành của vị chủ tướng đã thể hiện lòng yêu nước nồng nàn cùa một vị anh hùng kiệt xuất, tài ba và dũng cảm

Câu 4 trang 61 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Trần Quốc Tuấn thẳng thắn phê phán thái độ và hành động sai trái của các binh lính tướng sĩ :

  • Thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm với vận mệnh của đất nước
  • Những thú vui tầm thường: rượu ngon, gái đẹp, ưa săn bắn,…
  • Đồng thời tác giả nêu lên những việc đúng đắn mà các tướng sĩ nên làm:
  • Tự ý thức, nhìn nhận về trách nhiệm và nghĩa vụ
  • Chấn chỉnh suy nghĩ: Đề cao sự chăm chỉ rèn luyện để chiến thắng kẻ thù

=> Là một chủ tướng, Trần Quốc Tuấn chỉ ra những điều sai trái của các binh lính tướng sĩ đồng thời thức tỉnh lòng quân trước sự nguy nan của vận mệnh nước nhà

Câu 5 trang 61 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Giọng điệu của bài Hịch được biến đổi rất linh hoạt qua các hoàn cảnh khác nhau: lúc chủ tướng nói với binh lính, tướng sĩ và lúc là người dân cùng cảnh ngộ. Giọng điệu lúc ân cần gần gũi bày tỏ, lúc nghiêm khắc lên án, lúc thẳng thắn 

=> Nhằm mục đích khơi dậy ý chí và lòng quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Câu 6 trang 61 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Đặc sắc nghệ thuật tạo nên một bài Hịch hoàn hảo:

  • Nghệ thuật tương phản 
  • Lối trùng điệp, tăng tiến
  • Thủ pháp so sánh tương phản
  • Lập luận chặt chẽ mạch lạc
  • Giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ 

=> Tất cả đã tạo nên một bài Hịch rất sắc bén, có sự lan tỏa, từ những nghệ thuật được sử dụng linh động cùng cách lập luận đã tạo nên một áng văn chính luận sâu sắc.

Câu 7 trang 61 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Dựa vào gợi ý dưới đây để tạo nên một lược đồ khai triển lập luận:

  • Khích lệ lòng căm thù giặc, nỗi nhục khi đất nước rơi vào tay giặc
  • Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, xả thân vì nghĩa
  • Khích lệ ý chí nam nhi
  • Khích lệ lòng tự tôn dân tộc

=> Khích lệ tinh thần yêu nước, ý thức chống giặc ngoại xâm.

III Luyện Tập bài Hịch Tướng Sĩ

Câu 1 trang 61 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Phát biểu cảm nghĩ về bài Hịch Tướng Sĩ:

Qua bài Hịch, ta cảm nhận sâu sắc được tinh thần yêu nước trước hết là của chủ tướng tức tác giả áng văn chính luận mẫu mực này. Từ vị anh hùng ấy toát ra sự cương trực khẳng khái cùng khát vọng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chính tinh thần ấy đã tạo ra một áng văn bất hủ, làm thức tỉnh bao binh lính tướng sĩ còn đang u mê lạc lối chưa xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân trước sự nguy nan của đất nước lúc bấy giờ. Với lối lập luận sắc sảo, chặt chẽ, đưa ra những dẫn chứng cùng lời lẽ hùng hồn đã tạo được sự lôi cuốn cùng sức mạnh thuyết phục, khơi dậy trong lòng con người ta sự quyết tâm và nhiệt huyết sôi trào.

Câu 2 trang 61 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Học sinh tham khảo mạch lập luận của câu 7 bên trên.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Hành động nói lớp 8
  • Soạn bài Nước Đại Việt ta lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *