Soạn bài: Hành động nói lớp 8

Hướng dẫn Soạn bài Hành động nói lớp 8 hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chương trình địa phương(phần tập làm văn) lớp 8
  • Soạn bài Hịch tướng sĩ lớp 8

Hành động nói là một phần học hoàn toàn mới ở bậc THCS trong chương trình mới. Phần này có vẻ xa lạ, tuy nhiên các hiện tượng liên quan đến nó được đưa ra xem xét như là đối tượng học tập vốn quen thuộc. Bởi nói cũng là một thứ hành động và số lượng hành động nói khá lớn, nhưng có thể quy lại thành một kiểu khái quát nhất định. Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói. Vì thế, chúng ta rất cần tìm hiểu về hành động nói là gì? Sử dung như nào? Đặc điểm của hành động nói như thế nào? Bài học  “Hành động nói” trong chương trình ngữ văn lớp 8 sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Hành động nói”.

Soạn bài: Hành động nói lớp 8

I. Hành động nói là gì?

  • Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích cướp lấy công lao về mình. Câu nói thể hiện rõ nhất mục đích ấy là câu: Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
  •   Lí Thông đã đạt được mục đích nói của mình, vì sau khi nghe Lí Thông nói, Thạch Sanh đã vội vàng từ giã mẹ con hắn để ra đi.
  •   Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng lời nói.
  •   Việc làm của Lí Thông có thể coi là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích

II. Một số kiểu hành động nói thường gặp

  1. Câu 1/62 sgk văn 8 tập 2
  • Câu 1: Trình bày.
  •   Câu 2: Đe doạ
  •   Câu 3: Khuyên bảo
  •   Câu 4: Hứa hẹn
  1. Câu 2/62 sgk văn 8 tập 2
  • ” Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?” → hành động hỏi.
  •    ” Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” → hành động trình bày.
  •    ” U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư?” → mục đích hỏi.
  •    ” Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!” → mục đích bộc lộ cảm xúc đau khổ, buồn chán.

III. Luyện tập Hành động nói

1. Câu  1 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

 Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” nhằm mục đích;

  •      Khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc và ý chí giết giặc của quân sĩ.
  •      Khích lệ tướng sĩ học tập theo cuốn “Binh thư yếu lược”.

 Câu văn tiêu biểu: “Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; Nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù”.

2. Câu  2 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

a.

  •   Bác trai…chứ? (Hỏi)
  •   Cảm ơn cụ…thường. (Cảm ơn)
  •  Nhưng xem ra…lắm (Trình bày)
  •   Này, bảo bác ấy…(Cầu khiến).
  •   Chứ nằm ở đây…(Bộc lộ t/c, c/x)
  •   Vâng, cháu cũng…(Xác nhận)
  •   Nhưng để cháo nguội…(Trình bày)
  •   Nhịn suông…(Bộc lộ t/c, c/x)
  •   Thế thì phải giục…(Cầu khiến)

c.

  •   Cậu Vàng….ông giáo ạ! (Báo tin)
  •   Cụ bán rồi? (Hỏi)
  •   Bán rồi! (Xác nhận)
  •   Họ vừa bắt xong (Thông báo)
  •  Thế nó cho bắt à? (Hỏi)
  •   Khốn nạn…(Bộc lộ t/c, c/x)
  •  Ông giáo ơi! (Bộc lộ t/c, c/x)
  •   Nó có biết gì  đâu!(Bộc lộ t/c, c/x)
  •   Nó thấy …mừng. (Tả)
  •  Tôi cho…cơm.(Kể)
  •   Nó đang ăn… lên.(Kể)

3. Câu  3 (trang 63 sgk Ngữ văn 8 tập 2):

  •  Câu1: “Anh phải hứa với em….chúng ngồi cách xa nhau” (Điều khiển)
  • Câu2: “Anh hứa đi.” (Ra lệnh)
  • Câu3: “Anh xin hứa.” (Hứa hẹn)

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Nước Đại Việt ta lớp 8
  • Soạn bài Hành động nói(tiếp theo) lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *