Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6 đầy đủ nhất để các bạn học sinh nắm rõ bài

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Con rồng cháu tiên
  • Soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn cần phải giao tiếp. Nếu không giao tiếp ta không thể hiểu được vấn đề cần nói, không thể bày tỏ quan điểm, cảm xúc, tình cảm với đối phương và mọi người. Giao tiếp là công cụ quang trong đối với mỗi con người. Tuy nhiên chúng ta nếu chỉ dừng lại ở nói chuyện thì không thể giao tiếp hết mọi vấn đề. Những câu chuyện ta kể có thể trôi vào quên lãng, nhưng những mẩu chuyện, những dòng ghi chép lại có thể để lại đến thế hệ sau. Đó là giao tiếp giữa những thế hệ. Trong chương trình lớp 6 chúng ta cũng được học về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. Dưới đây là soạn văn Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6.

SOẠN BÀI GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT LỚP 6

I.Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.

1. Văn bản và mục đích giao tiếp

Câu  a  trang 15 SGK văn 6 tập 1

Trong đời sống, khi có một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người thì mỗi chúng cần phải biểu đạt, diễn đạt bằng lời nói, hành động hoặc viết lại cho đối phương hiểu.

Câu b trang 15 SGK văn 6 tập 1

Khi muốn biểu đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng ấy một cách đầy đủ, trọn vẹn cho người khác hiểu thì chúng ta phải phải trình bày rõ ràng mục đích giao tiếp.

Câu c trang 15 SGK văn 6 tập 1

Câu ca dao trên được sáng tác:

Thông báo nội dung tư tưởng.

Chủ đề của câu ca dao: Khẳng định lập trường, ý chí và niềm tin vào chính mình.

Hai câu 6 và 8 liên kết với nhau bằng cách bắt vần thể thơ lục bát, biểu đạt trọn vẹn một ý.

Ca dao cũng được coi là một văn bản.

Câu d trang 16 SGK văn 6 tập 1

Lời phát biểu của thầy (cô) hiệu trưởng được coi là văn bản vì nó được viết trên giấy, có chủ đề thống nhất, mạch lạc.

Câu e trang 16 SGK văn 6 tập 1

Đơn xin học, bài thơ, truyện cổ tích… được gọi là văn bản. Những bài văn, thư cảm ơn, một bài chuyên đề cũng được coi là văn bản.

2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản

TT

Kiểu văn bản, phương thức biểu đạt

Mục đích giao tiếp

Ví dụ

1

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc

Tấm Cám, Bánh chưng, bánh giầy…

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái sự vật, con người

Tả hoa, tả em bé đang tập nói

3

Biểu cảm

Bày tỏ tình cảm, cảm xúc

Thơ trữ tình, ca dao, thơ Cách mạng

4

Nghị luận

Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

Tục ngữ, ca dao…

5

Thuyết minh

Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp

Thuyết minh về cấy bút bi, thuyết minh món ăn,…

6

Hành chính công vụ

Trình bày ý muốn quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người với người

Đơn từ, báo cáo, thông báo, giấy mời.

III. Luyện tập:

Câu 1 trang 17 SGK văn 6 tập 1:

Các phương thức biểu đạt

  • a. Tự sự
  • b. Miêu tả
  • c. Nghị luận
  • d. Biểu cảm
  • đ. Thuyết minh

Câu 2 trang 18 SGK văn 6 tập 1:

Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” thuộc kiểu văn bản tự sự

Vì truyện kể lại các sự việc theo trình tự nhất định.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt lớp 6
  • Soạn bài Thánh Gióng lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *