Soạn bài Điệp ngữ lớp 7 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Điệp ngữ lớp 7 do HSG biên soạn để các bạn tham khảo và đạt kết quả tốt trong học tập

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học lớp 7
  • Soạn bài Tiếng gà trưa lớp 7

Các biện pháp tu từ đóng một vai trò cốt yếu, quan trọng trong chương trình bộ môn ngữ văn. Thậm chí nó còn xuất hiện rất nhiều trong các văn bản, tác phẩm nghệ thuật có giá trị. Tuy chỉ là một trong số các biện pháp tu từ nghệ thuật những lại được các nghệ sĩ, thi nhân ưa dùng xuất hiện rất nhiều trong những đứa con timh thần của nó. Bởi vậy muốn học tốt môn ngữ văn chúng ta không thể không bỏ sót được biện pháp tu từ điệp ngữ này.trong chương trình ngữ văn 7 tập 1 laand này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về bài Điệp ngữ. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Điệp ngữ. Việc soạn bài là bước chuẩn bị cần thiết trước khi ta lên lớp.

SOẠN BÀI ĐIỆP NGỮ

I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ

Câu 1 trang 152 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Trong bài “tiếng gà trưa”

  • · Khổ đầu bài thơ: lặp lạ từ “nghe”
  • · Khổ cuối: lặp từ “vì”

Câu 2 trang 152 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Tác dụng việc lặp từ ngữ như trên:

  • · Việc lặp từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc, tâm tư của người lính trẻ khi nghe ấm thanh tiếng gà trưa. Người lính không chỉ nghe bằng thính giác mà còn bằng tất cả các giác quan, tâm hồn
  • · Lặp lại từ “vì” nhấn mạnh đến nguyên nhân, động lực để người chiến sĩ cầm súng chiến đấu

II. Các dạng điệp ngữ.

Các từ “nghe” trong khổ thứ nhất bài “tiếng gà trưa” lặp lạ theo hình thức điệp nối tiếp

a) là dạng điệp ngữ nối tiếp

b) là dạng điệp vòng tròn

III. Luyện tập bài Điệp ngữ

Câu 1 trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1:

a)  Điệp ngữ: một dân tộc đã gan góc, dân tộc đó  => nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của dân tộc và sự xứng đáng được hưởng quyền tự do độc lập của dân tộc ấy

b) Điệp ngữ: trông => nhấn mạnh nỗi lo toán, trông chừng thời tiết, mong cho mưa thuần gió hòa

Câu 2 trang 153 SGk ngữ văn 7 tập 1:

Điệp ngữ

  • · Xa nhau => điệp ngữ cách quãng
  • · Một giấc mơ => điệp ngữ chuyển tiếp

Câu 3 trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1:

a) Việc lặp lại quá nhiều từ trong đoạn văn trên không phải là phép điệp ngữ. Nó tạo cảm giác nặng nề, nhàm chán.

b) sửa lại đoạn văn:

phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em dành khu đất ấy để trồng các loại hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng và cả hoa lay ơn nữa. Ngày quốc tế phụ nữ, em hái chính những bông hoa ấy để tặng chị và mẹ em.

Câu 4 trang 153 SGK ngữ văn 7 tập 1:

Gợi ý: viết một đề tài tùy ý. Rút ra nhận xét về kiểu và tác dụng

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học lớp 7
  • Soạn bài Làm thơ lục bát lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *