Soạn bài Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy ngắn gọn lớp 7

Trong chương trình ngữ văn lớp 6, chúng ta đã được làm quen và thực hành với các loại dấu câu như dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Lên lớp 7, trong chương trình ngữ văn, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về các loại dấu câu Tiếng Việt. Bài học “Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy” là sự tiếp nối của các bài học về dấu câu trước đó. Qua bài học chúng ta tìm hiểu được khái niệm của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy, hiểu được đặc điểm của hai loại dấu này, biết cách sử dụng đúng, chính xác. Để từ đó, khi viết câu văn, đoạn văn, hay bài văn chúng ta sẽ không sử dụng sai, nhầm lẫn. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy” Hướng dẫn Soạn bài Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy ngắn gọn lớp 7

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về văn bản hành chính ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Quan âm Thị Kính ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI DẤU CHẤM LỬNG, DẤU CHẤM PHẨY NGẮN GỌN LỚP 7

I.  Dấu chấm lửng

1. Câu 1  trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2 : 

a. Ngụ ý liệt kê

 b. Biểu hiện sự ngắt quãng trong lời nói vì quá mệt và hoảng.

c. Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện một thông tin bất ngờ.

2. Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

 Ghi nhớ 1 (SGK – 122)

II, Dấu chấm phẩy

1. Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Có thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy. Trong câu này, dấu chấm phẩy dùng để phân tách các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Không thay thế được. Vì trong câu này, nếu thay thế bằng dấu phẩy thì sẽ không phân biệt được các cặp từ, cụm từ, không phân cấp được các nội dung ý nghĩa khác nhau về cấp bậc.

2. Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

 Xem Ghi nhớ 2 (SGK – 122)

III, Luyện tập bài Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

1. Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Diễn đạt sự lúng túng, sợ sệt.

b. Diễn đạt sự bỏ dở của câu nói.

 c. Ngụ ý liệt kê còn nữa.

2. Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

a. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

c. Ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.

 

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Văn bản đề nghị ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập phần văn ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *