Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Con hổ có nghĩa lớp 6 đầy đủ Chữ “nghĩa” trong cuộc sống là một chữ vô cùng quan trọng. Người có nghĩa là người có tình, có nghĩa với mọi người xung quanh.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chỉ từ lớp 6
  • Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng lớp 6

Người như vậy sẽ được mọi người yêu quý, là người thấu hiểu đạo nghĩa. Nhưng thường ta chỉ nghe từ này dùng với con người nhưng trong chương trình ngữ văn lớp 6 chúng ta sẽ bắt gặp từu này đi với một loài vật trong văn bản mang tên “Con hổ có nghĩa”. Con hổ có nghĩa là con hổ như thế nào? Vì sao gọi nó là con hổ có nghĩa? Chúng ta sẽ ucnfg tìm hiểu thông qua cách đọc và tìm hiểu văn bản “Con hổ có nghĩa” sách giảo khoa ngữ văn lớp 6 tập 1. Sau đây là bài soạn đầy đủ cho văn abnr “Con hổ có nghĩa” để giúp các bạn học sinh tìm hiểu kĩ khi học bài này.

Soạn bài Con hổ có nghĩa đầy đủ lớp 6

I. Tìm hiểu chung

1. Truyện trung đại Việt Nam

Thời trung đại, thể loại truyện văn xuôi chữ Hán đã ra đời có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn. Ở đây vừa có loại truyện hư cấu(tưởng tượng nghệ thuật), vừa có loại truyện gần với kí(ghi chép sự việc), với sử thi (ghi chép chuyện thật). Cốt truyện hầu hết còn đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong truyện.

2. Tóm tắt truyện

Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm bà bị một con hổ lao đến cõng đi vào sâu trong rừng sau đó đỡ đẻ cho một con hổ cái mẹ tròn con vuông. Để đền ơn bà, con hổ cõng bà đã đào lên dưới gốc cây một cục bạc để trả ơn, nhờ cục bạc mà bà sống qua năm mất mùa. Một tiều phu ở huyện Lạng Giang uống rượu say, đang bổ củi ở sườn núi thì thấy một con hổ đang bị hóc xương rất đau đơn, ông liền giúp nó lấy khúc xương ra, sau này khi ông mất nó đến mộ tỏ lòng thương tiếc, mỗi năm vào ngày dỗ ông nó đều đến trước mộ.

II. Hướng dẫn soạn bài Con hổ có nghĩa đọc hiểu

Câu 1 trang 144 SGK văn 6 tập 1

  • Văn bản này thuộc thể loại truyện trung đại.
  • Văn bản có 2 đoạn.
  • Đoạn 1 nói về Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều đỡ đẻ cho một con hổ cái và con hổ đã trả ơn bà một cục bạc.
  • Đoạn 2 nói về Một tiều phu ở huyện Lạng Giang uống rượu say giúp một con hổ đang bị hóc xương lấy khúc xương ra, sau này khi ông mất nó đến mộ tỏ lòng thương tiếc, mỗi năm vào ngày dỗ ông nó đều đến trước mộ.

Câu 2 trang 144 SGK văn 6 tập 1

  • Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản, bao trùm được sử dụng đó là biện pháp nhân hóa.

Truyện dựng lên chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không phải “Con người có nghĩa” vì:

  • Mượn hình ảnh con hổ để nói đến con người: Con hổ là loài cầm thú mà còn viết giữ chữ “nghĩa” thì con người không thể không có chữ “nghĩa”.

Câu 3 trang 144 SGK văn 6 tập 1

  • Chuyện của bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều với con hổ thứ nhất: Một đêm bà bị một con hổ lao đến cõng đi vào sâu trong rừng sau đó đỡ đẻ cho một con hổ cái mẹ tròn con vuông. Để đền ơn bà, con hổ cõng bà đã đào lên dưới gốc cây một cục bạc để trả ơn, nhờ cục bạc mà bà sống qua năm mất mùa.
  • Chi tiết em cho là thú vị đó là chi tiết con hổ cầm lấy tay bà đỡ và nhỏ một giọt nước mắt.
  • Chuyện của bác tiều với con hổ thứ hai: Bác tiều phu uống rượu say, đang bổ củi ở sườn núi thì thấy một con hổ đang bị hóc xương rất đau đơn, ông liền giúp nó lấy khúc xương ra, sau này khi ông mất nó đến mộ tỏ lòng thương tiếc, mỗi năm vào ngày dỗ ông nó đều đến trước mộ.
  • Chi tiết em cho là thú vị ở truyện đó là bác tiều phu dám thò tay vào cổ họng hổ để lấy xương.
  • Chuyện con hổ với bác tiều so với truyện con hổ với bà đỡ có thêm ý nghĩa đó là: tư tưởng nhân nghĩa trả ơn suốt đời(con hổ trong truyện vào mỗi năm đến ngày dỗ bác tiều đều đến đền ơn)

Câu 4 trang 144 SGK văn 6 tập 1

Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao, khuyến khích điều cần có ở con người đó là:

  • Sống vị tha, biết giúp đỡ kẻ gặp nạn.
  • Nhận ơn thì cần ghi nhớ và đền ơn người đã giúp đỡ mình.

III. Luyện tập Con hổ có nghĩa

Kể về một con chó có nghĩa với chủ:

  • Hachiko là chú chó giống Akita, sinh năm 1923 tại một trang trại gần thành phố Odate, quận Akita. Chú được giáo sư Hidesaburo Ueno mang về nuôi tại ngôi nhà cách ga Shibuya không xa. Hachiko rất trung thành với người chủ hiền lành tốt bụng. Mỗi buổi sáng khi giáo sư đi làm, Hachiko lại tiễn ông đến ga Shibuya, chờ ông mua vé rồi đi khuất trong ga mới thôi. Chú thường ngồi ở một bục nhỏ trước cửa ga để chờ giáo sư đi làm về mỗi buổi chiều muộn. Hachiko ngày ngày đón chủ trong suốt 1 năm cho tới một ngày, giáo sư Ueno không bao giờ trở về nữa. Ông bị xuất huyết não đột ngột và qua đời, để mặc Hachiko ngày ngày đến ga chờ đợi trong suốt 9 năm.

Nêu cảm nghĩ:

  • Đây là câu chuyện có thật đã khiến cho rất nhiều người cảm động về sự tình nghĩa, trung thành của chú chó. Khi nghe câu chuyện có lẽ ai cũng xúc động và yêu mến chú chó đồng thời trân trọng tình nghĩa mà chú dành cho người chủ của mình. Chắc hẳn người chủ kia cũng là một ông chủ tốt bụng mới khiến cho chú yêu quý ông như vậy.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Động từ lớp 6
  • Soạn bài Cụm động từ lớp 6

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *