Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) ngắn gọn lớp 7

ở bài học trước, chúng ta được tìm hiểu và làm quen với hai loại câu chủ động và câu bị động cũng như cách chuyển câu chủ động sang câu bị động. Đây có thể coi là một trong những đơn vị kiến thức cần lưu tâm nhất vì vậy chỉ qua một tiết học không thể tóm gọn hết tất cả các kĩ năng chúng ta cần. Nên tiêp theo đây chúng ta tiếp tục cùng tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động (tiếp theo). Bài này chúng ta tiếp tục luyện tập để thành thạo các bước kĩ năng sao cho thật tốt từ đó áp dụng kiến thức đã học vào quá trình học tập cũng như trong đời sống hàng ngày. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) ngắn gọn. hướng dẫn Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) ngắn gọn lớp 7 để các bạn tham khảo và chuẩn bị

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG SANG CÂU BỊ ĐỘNG (TIẾP THEO) NGẮN GỌN LỚP 7.

I. Cách chuyển đổi câu chỉ động thành câu bị động.

Câu 1 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 2:

Giống nhau: cùng nội dung miêu tả, cùng thiếu chủ thể hành động

Khác nhau: câu (a) dùng từ “được” còn câu (b) thì không

Câu 2 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 2:

Quy tắc chuyển câu chỉ động thành câu bị động:

  • Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị, được” vào sau từ (cụm từ) ấy
  • Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu

Câu 3 trang 64 SGK ngữ văn 7 tập 2:

Cả hai câu đều không phải câu bị động. Vì chủ ngữ trong câu không phải là đối tượng được hoạt động khác hướng vào.

II. Luyện tập bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo).

Câu 1 trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2:

Câu

Cách 1

Cách 2

a

Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII

Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII

b

Tất cả cánh cửa chàu được người ta làm bằng gỗ lim

Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim

c

Con ngựa được chàng kĩ sĩ buộc bến gốc đào

Con ngựa bạch buộc bên gốc đào

d

Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân

Một lá cờ đại dựng ở giữa sân

Câu 2 trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2:

a) em bị/được thầy giáo phê bình

b) ngôi nhà ấy bị/ được người ta phá

c) sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị/được trào lưu đô thị hóa thu hẹp

câu bị động có từ “bị” mang sắc thái nghĩa tiêu cực, câu bị động cso từ “được” mang sắc thái nghĩa tích cực hơn.

Câu 3 trang 65 SGK ngữ văn 7 tập 2:

Gợi ý: nên xem lại khái niệm câu bị động, chủ động và quy tắc chuyển câu chủ động sang câu bị động để có thể áp dụng tốt.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập văn nghị luận ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *