Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) đầy đủ lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) đầy đủ lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động lớp 7
  • Soạn bài Ý nghĩa văn chương lớp 7

Ở những bài trước, chúng ta đã được học về câu chủ động, câu bị động và cách chuyển câu chủ động thành câu bị động. Đây có thể được xem là một trong những ngữ pháp khó khi học tiếng việt. Vì vậy, chỉ qua một bài học, không thể nào nhuần nhuyễn được. Chúng ta sẽ đến với một bài học nữa về chuyển câu chủ động thành câu bị động đó là Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo). Ở bài này, chúng ta sẽ tiếp tục luyện tập cách chuyển câu chủ động thành câu bị động sao cho thật tự nhiên và nhanh chóng. Sau đây là bài Soạn Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) lớp 7 sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn khi học đến bài này. Chúc các bạn thành công với bài học này!

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo) lớp 7

I. Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1 trang 64 SGK văn 7 tập 2

  • Hai câu đã cho đều miêu tả sự việc giống nhau chỉ khác là câu a) có thêm từ “được” so với câu b)

Câu 2 trang 64 SGK văn 7 tập 2

Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:

  • Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu cầu và thêm các từ “bị” hay “được” vào sau từ (cụm từ) ấy.
  • Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động trên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến đổi từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
  • Chú ý: Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

Câu 3 trang 64 SGK văn 7 tập 2

  • Câu a) không phải là câu bị động vì chủ ngữ ở đây là “em” là chủ thể của hoạt động, thực hiện một hoạt động hướng vào vật khác nên là câu chủ động
  • Câu b) không phải là câu bị động vì chủ ngữ trong câu không phải là đối tượng của hoạt động.

II. Luyện tập bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Câu 1 trang 65 SGK văn 7 tập 2

Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động theo 2 kiểu khác nhau:

a)

  • C1: Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỷ XIII.
  • C2: Ngôi chùa ấy xây từ thế kỷ XIII.

b)

  • C1: Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim
  • C2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c)

  • C1: Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.
  • C2: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d)

  • C1: Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
  • C2: Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.

Câu 2 trang 65 SGK văn 7 tập 2

Chuyển mỗi câu chủ động thành hai câu bị động, một câu có từ “được”, một câu có từ “bị”

  • Em được thầy giáo phê bình/ Em bị thầy giáo phề bình
  • Ngôi nhà ấy đã được người ta phá/ Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá
  • Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp/ Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.

Sự khác nhau giữa sắc thái của hai câu: Câu có từ “được” mang ý nghĩa tích cực, câu có từ “bị” mang ý nghĩa tiêu cực.

Câu 3 trang 65 SGK văn 7 tập 2

Viết một đoạn văn ngắn nói về lòng say mê văn học hoặc về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em, trong đó sử dụng ít nhất một câu bị động:

  • Quả như một nhà văn đã nói “Văn chương gây cho ta những tình cảm mà ta chưa có, luyện những tình cảm mà ta sẵn có”, văn chương tác động mạnh mẽ đến tôi còn hơn gấp nhiều lần những bài học về đạo đức hay cách sống. Có thể nói, tôi đã được văn chương dạy dỗ thành người, từ ngày còn bé, văn chương đến với tôi như một người bạn rồi dần trở thành người mẹ, người thầy của tuổi thơ và cả cuộc đời. Văn chương đốt lửa đam mê trong tôi, đốt niềm tin, hi vọng và cổ vũ tôi đừng bao giờ gục ngã hay đầu hàng. Văn chương là liều thuốc đối với hồn tôi cho mọi vết thương vì đường đời mà nhỏ máu. Tôi yêu văn biết mấy!
  • Câu bị động: “tôi đã được văn chương dạy dỗ thành người”

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn chứng minh lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập văn nghị luận lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *