Soạn bài Chương trình địa phương(phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả lớp 7 tập 2 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả ngữ văn lớp 7 tập 2 hay nhất tại wikihoc.com

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Luyện tập làm văn bản đề nghị và báo cáo lớp 7
  • Soạn bài Ôn tập phần tập làm văn lớp 7

Đã kết thúc năm học lớp 7 nhưng vấn đề về chính tả vẫn là một vấn đề hết sức được quan tâm bởi tiếng việt không phải là ngôn ngữ dễ học viết. Đôi khi học rất nhiều nhưng vẫn sai chính tả là chuyện thường. Nhưng hạn chế việc sai chính tả chính là một điều quan trọng. Mỗi tiếng, mỗi chữ trong tiếng việt đều mang một sắc thái và một ý nghĩa riêng, sai chính tả tức là sai cả về mặt thành phần chữ và nghĩa của chữ. Điều này không những làm câu sai hỏng về nghĩa mà còn ảnh hưởng đến quá trình giữ gìn trong sáng của tiếng việt tức là gián tiếp làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn vẻ đẹp bản sắc văn hóa dân tộc. Sau đây là bài Soạn Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả lớp 7 đầy đủ.

Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt) Rèn luyện chính tả

I. Nội dung luyện tập

1. Đối với miền Bắc

2. Đối với miền Trung, miền Nam

II. Một số hình thức luyện tập

1. Viết những đoạn, những bài, những âm, dấu dễ mắc lỗi

2. Làm các bài tập chính tả

a) Điền vào chỗ trống:

Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống

  • Điền “ch” hoặc “tr”: chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành
  • Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã: mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:

  • Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống: dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
  • Điền các tiếng “sĩ” hoặc “sỉ” vào chỗ thích hợp: liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu:

Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

  • Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chăng, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chắn, cho, chõ, trách, tránh, tráo, trổ, trong, trẩy, treo, trỏ, tróc,…
  • Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, thoải, giả, lỏng, mỏng, mảnh, phẳng, dễ, rũ, trĩu, đẫm, trũng,…

Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

  • Trái nghĩa với chân thật là giả dối.
  • Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.
  • Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài là giã

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.

  • Việc anh ta muốn làm còn khó hơn lên trời.
  • Điều cha mẹ mong muốn nhất là con cái nên người

Đăt câu để phân biệt các từ: vội, dội

  • Anh đi đâu mà vội thế?
  • Tiếng kêu vang từ vách đá dội lại.

3. Lập sổ tay chính tả

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *