Soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 hay đầy đủ nhất

Hướng dẫn soạn bài Chiếu dời đô lớp 8 hay nhất do Wikihoc biên soạn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Câu cảm thán lớp 8
  • Soạn bài Câu trần thuật lớp 8

Qua hàng ngàn năm lịch sử, đất nước ta đã trải qua bao sương gió, đánh đuổi bao nhiêu giắc ngoại xâm , đổi bao nhiêu cái tên sau mỗi thời đại nhưng kinh đô thì chỉ đổi hai lần. Đó là thời nhà Lí, sau khi Lí Công Uẩn lên ngôi lấy hiệu là Lí Thái Tổ, ông đã quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm 1010 ( nay là Hà Nội). Và Chiếu Dời Đô xuất hiện vào thời điểm đó. Để có thêm hiểu biết về bản chiếu ấy, trong chương trình ngữ văn lớp 8 các em sẽ được học văn bản Chiếu Dời Đô. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Chiếu Dời Đô lớp 8 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn để giúp các em tham khảo thêm nhé

SOẠN BÀI CHIẾU DỜI ĐÔ LỚP 8 HAY NHẤT

I Tìm hiểu chung về bài Chiếu Dời Đô

1.Tác giả

Lí Công Uẩn ( Lí Thái Tổ)

2. Tác phẩm

Ra đời vào năm 1010, khi Lí Công Uẩn lên ngôi

Được ban bố với mục đích thuyết phục dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long

II Đọc hiểu Chiếu Dời Đô

Câu 1 trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Trong Chiếu Dời Đô, vua Lí Công Uẩn có dẫn  việc các đời vua đã quyết định dời đô từ sử sách Trung Quốc để đề cao lợi ích của việc dời đô, các triều đại vì thế mà trở nên hưng thịnh và mở ra một tương lai tươi sáng cho thời đại sau:

Nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô

Nhà Chu ba lần dời đô

Từ những dẫn chứng của nhà Thương nhà Chu mà Lí Công Uẩn muốn khẳng định việc dời đô của ông là đúng đắn và cần thiết

Câu 2 trang 51 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Theo vua Lí Công Uẩn, kinh đô của ở Hoa lư của hai triều Đinh, Lê không còn phù hợp với hoàn cảnh bấy giờ của đất nước

  • Hai nhà Đinh, Lê tự làm theo ý mình, khinh thường mệnh trời, không theo dấu cũ nhà Thương Chu.
  • Triều đại không hưng thịnh, vận nước ngắn ngủi, nhân dân khổ cực, vạn vật không thích nghi.
  • Việc đóng đô của hai triều Đinh, Lê vẫn cứ đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của cả hai triều chưa đủ mạnh, vẫn còn dựa vào thế núi sông.

Lí giải về sự không phù hợp ở thành đại La cho thấy Lí Công Uẩn là một vị vua hiểu biết sâu rộng và có tầm nhìn xa

Câu 3 trang 51 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Vua Lí Công Uẩn cho rằng địa thế thành Đại La có những ưu thế đóng đô như:

  • Từng là kinh đô cũ của Cao Vương
  • Địa hình thuận lợi: rộng rãi, bằng phẳng, cao ráo, thoáng đáng, không bị lụt,… thế hổ ngồi, rồng cuộn,..
  • Thuận lợi chính trị văn hóa, là chốn hội tụ bốn phương trời, mảnh đất tốt tươi

Tóm lại thành Đại La là nơi có đủ các yếu tố thiên thời địa lợi để đóng đô

Câu 4 trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận mẫu mực, giàu tính thuyết phục bởi sự kết hợp giữa những lí lẽ thích đáng và tấm lòng chân thành vì nước vì dân của vị vua anh tài

 Về trình tự lập luận lí lẽ:

  • Dẫn từ sử sách các Triều đại lớn ở Trung Quốc từng dời đô mà trở nên hưng thịnh
  • Đối sánh với tình hình thực tế của hai nhà Đinh, Lê khi đóng đô ở Hoa Lư
  • Nêu lên những ưu điểm về mọi mặt của thành Đại la

Về tình:

  • Dời đô là thuận theo thiên ý
  • Mong muốn một triều đại có thể trường tồn
  • Sự thương xót của nhà vua đối với triều đình Đinh, Lê
  • Tôn trọng ý kiến của chúng thần

Câu 5 trang 51 sgk ngữ văn 8 tập 2

Việc dời đô Phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự pát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:

Từ bỏ vùng đất hiểm trở toàn núi ở Ninh Bình ra thành Đại La, nơi giao lưu trọng yếu cho thấy triều đình nhà Lí có đủ sức mạnh để phòng thủ và đối đầu với giặc ngoại xâm

Đại La là trung tâm của trời đất, có địa thế, phong thủy thuận lợi để phát triển đất nước

Quyết định dời đô ấy thể hiện một tầm nhìn sâu rộng, chiến lược thông thái của vị vua Lí Công Uẩn

 III Luyện tập bài Chiếu Dời Đô

Câu 1 trang 51 sgk ngữ văn lớp 8 tập 2

Đọc văn bản (học sinh tự làm )

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Câu phủ định lớp 8
  • Soạn bài Chương trình địa phương(phần tập làm văn) lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *