Soạn bài Chiếc lá cuối cùng đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Chiếc lá cuối cùng lớp 8 tại wiki.hoc đầy đủ hay nhất. Cảm ơn các bạn vì đã tham khảo.

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Tình thái từ lớp 8
  • Soạn bài Luyện tập viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm lớp 8

Mỗi trang sách như một nấc thang nhỏ mà dần dần ta đến gần hơn với con người. Một tác phẩm chân chính là một tác phẩm có thể vượt qua mọi bờ cõi, và giới hạn, nó chứa đựng mọi buồn vui, đau khổ của loài người, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người hơn. Và đến với “Chiếc lá cuối cùng” đã hoàn toàn là một tác phẩm xứng đáng như thế. Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm cảm động và đầy tính nhân văn về tình yêu thương, sự cao thương. Đó là điều mà chúng ta cần vun đắp trong xã hội này. Vậy thì hôm nay mình sẽ giúp các bạn soạn bài “Chiếc lá cuối cùng” nhé. Mời các bạn tham khảo bài soạn “Chiếc lá cuối cùng” dưới đây nhé.

SOẠN BÀI CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG LỚP 8

I, Tìm hiểu chung bài Chiếc lá cuối cùng

1.Tác giả

Ô-hen-ry là tác gia nổi tiếng của nhiều cuốn truyện ngắn.

Văn ông dạt dào cảm xúc, đầy tinh thần nhân đạo và nhân văn cao đẹp, cso khả năng hướng thiện, hướng thượng cho con người.

2.Tác phẩm

Bố cục:

Phần 1 (từ đầu…Hà Lan): Giôn-xi đợi chết.

Phần 2 (tiếp…vịnh Naplơ): Giôn-xi vượt qua cái chết.

Phần 3 (còn lại): Bí mật của chiếc lá.

II, Đọc hiểu văn bản Chiếc lá cuối cùng

Câu 1 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Những chi tiết nói lên tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men:

  • “Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ” → lo lắng cho Giôn-xi.
  • Cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa lạnh buốt, hi sinh mạng sống của mình để giúp Giôn-xi lấy lại niềm tin.

 Nhà văn không kể sự việc cụ vẽ chiếc lá chính là yếu tố bất ngờ, hình ảnh cụ Bơ-men được thăng hoa. Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì nó được tạo ra bằng tình yêu thương và cả mạng sống của người nghệ sĩ già, cứu sống một người khác. Chiếc lá là biểu tượng cho tấm lòng cao thượng của cụ Bơ-men.

Câu 2 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Xiu không hề biết ý định vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men:

  • Trước đó hai người chẳng nói năng gì khi cụ Bơ-men làm mẫu cho Xiu vẽ.
  • Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy vẫn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch sau đêm mưa gió.
  • Khi bác sĩ nói, Xiu mới biết là cụ Bơ-men bị ốm.
  • Nếu Xiu biết trước ý định của cụ thì truyện sẽ mất đi tính bất ngờ, hồi hộp.

Câu 3 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

  • Giôn-xi bệnh nặng, cô nhìn những chiếc lá và liên tưởng số phận mong manh của mình, suy nghĩ tuyệt vọng: khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống thì cô cũng lìa đời. Sau đêm mưa gió lớn, cô nghĩ chắc chắn cây thường xuân sẽ rụng hết lá. Nhưng không, một chiếc lá vẫn bám trụ ở đó, cô nhận ra sự sống thật bền vững, thật gan lì. Nhìn lại bản thân, cô nuôi lại niềm ham sống, bám trụ như chiếc lá kia.
  •  Truyện kết thúc bằng lời của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng làm tăng sự xúc động của câu chuyện, để lại dư âm, gây ấn tượng trong lòng người đọc. Khiến cho câu chuyện cảm động về tình yêu thương, sự cao thượng như một khúc vĩ thanh ngân vang suốt văn bản.

Câu 4 : (trang 90 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1)

Đoạn trích có hai lần đảo ngược tình huống:

  •  Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế mà cô khoẻ lại.
  •  Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng đã đột ngột ra đi.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng việt) lớp 8
  • Soạn bài Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *