Soạn bài Câu cầu khiến lớp 8 đầy đủ ngắn gọn

Hướng dẫn Soạn bài Câu cầu khiến lớp 8 đầy đủ hay nhất tại wikihoc.com để tham khảo ở nhà và trên lớp học tốt hơn

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp(cách làm) lớp 8
  • Soạn bài Tức cảnh Pác Bó lớp 8

Câu cầu khiến là thể loại câu đặt ra yêu cầu, đề nghị, kiến nghị của người nói đối với người nghe. Đây cũng là một loài câu chúng ta thường xuyên bắt gặp trong cuộc sống hàng ngày cũng như cả trong các văn bản, tác phẩm nghệ thuật thường có. Bởi vậy việc chúng ta cần hiểu rõ về thể câu này là một điều tất yếu nên làm khi muốn học tốt bộ môn Ngữ văn. Trong chương trình ngữ văn 8 tập 2 lần này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Câu cầu khiến. Từ đó biết rút ra những kiến thức cơ bản, những mấu chốt căn bản về bản chất của câu cầu khiến mà có thể áp dụng thật tốt vào trong đời sống và quá trình học tập. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Cầu cầu khiến.

SOẠN BÀI CÂU CẦU KHIẾN LỚP 8.

I. Đặc điểm hình thức của câu cầu khiến

1. Câu cầu khiến trong đoạn trích là:

  • Đoạn (a): “thôi đừng lo lắng” và “cứ về đi”
  • Đoạn (b): “đi thôi con”
  • Đặc điểm hình thức: có các từ cầu khiến “thôi, đi” và kết thúc bằng dấu chấm

Câu cầu khiến ở đoạn trên dùng để yêu cầu và đề nghị.

2. Cách đọc câu “mở cửa!” trong (b) khác với cách đọc trong câu (a). trong câu (b) nó dùng để yêu cầu, ra lệnh còn trong câu (a) dùng để trả lời câu hỏi

II. Luyện tập bài câu cầu khiến

Câu 1 trang 31 SGK văn 8 tập 2:

a) 

  • Câu trên là câu cầu khiến
  • Đặc điểm nhận biết: dùng từ cầu khiến “hãy”, nội dung với mục đích khuyên bảo
  • Khuyết chủ ngữ, nếu thêm đầy đủ: con hãy lấy gạo => chủ đích yêu cầu

b)

  • câu trên là câu cầu khiến
  • Đặc điểm nhận biết: dùng từ cầu khiến “đi”, nội dung có mục đích là đề nghị

c)

  • Câu trên là câu cầu khiến
  • Đặc điểm nhận biết: dùng từ cầu khiến “đừng”, nội dung có mục đích đề nghị
  • Nếu lược bỏ chủ ngữ thì nội dung đề nghị được nhấn mạnh hơn

Câu 2 trang 32 SGK văn 8 tập 2:

Những câu cầu khiến ở đoạn trích:

a) thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi => từ cầu khiến “đi”, khuyết chủ ngữ

b) các em đừng khóc => từ cầu khiến “đừng”, có chủ ngữ “em”

c) đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này! => ngữ điệu khẩn trương, khuyết chủ ngữ.

Câu 3 trang 32 SGK văn 8 tập 2:

Giống: đều yêu cầu, đề nghị người chồng cố ngồi dậy ăn cháo

Khác:

  • Câu a không có chủ ngữ => không có sự trang nhã, lịch sự
  • Câu b có chủ ngữ => trở nên rõ đối tượng, nhẹ nhàng, lịch sự

Câu 4 trang 32 SGK văn 8 tập 2:

  • Dế Choắt nói với Dế Mèn việc muốn đào thông sang hang nhà Dế Mèn với mục đích làm phòng thế thủ cho căn nhà Dế Choắt ở
  • Dế Choắt đã dùng câu hỏi để hói ý Dế Mèn vì Dế Choắt rất khiêm nhường, Dế Choắt luôn tự coi mình có vai giao tiếp thấp hơn Dế Mèn
  • Dế Choắt không đưa ra những câu cầu khiến đề nghị vì Dế Choắt luôn yếu mềm hơn Dế Mèn và việc nhờ vả Dế Mèn thì lại càng không thể sử dụng những câu như vậy.

Câu 5 trang 33 SGK văn 8 tập 2:

Không thể sử dụng câu “Đi thôi con!” để thay thế cho câu “đi đi con” bởi vì:

  • Câu cầu khiến “đi thôi con!” như lời giục dã, lúc này cả người nói và người nghe sẽ cùng thực hiện hành động rời đi
  • Trong khi câu cầu khiến “đi đi con” như một sự động viên, khích lệ đứa con hãy can đảm bước đi một mình

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh lớp 8
  • Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh lớp 8

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *