Soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm văn 7 tập 1 một cách ngắn gọn tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư lớp 7
  • Soạn bài Từ đồng nghĩa lớp 7

Trong bài tập trước, chúng ta được được tìm hiểu về văn biểu cảm, đó là một lọai văn dùng để biểu đạt cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của người viết… Thông qua đó, mà ta có thể hiểu được tâm tư, cảm xúc của người viết, đồng thời đó cũng là một hình thức nêu lên sự đồng cảm, đánh giá đối với một vấn đề hay một sự vật, sự việc. Hôm nay, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu và soạn bài Cách lập ý của bài văn biểu cảm văn 7 tập 1 một cách ngắn gọn để hiểu rõ hơn điều đó.

SOẠN BÀI CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. Những cách lập ý tưởng thường gặp của bài văn biểu cảm

1. Liên hệ hiện tại với tương lai

Việc liên tưởng đến tương lai công nghiệp hóa đã khơi gợi cho tác giả những cảm xúc về cây tre đó là:

  • Sự gắn bó mật thiết giữa con người Việt Nam
  • Sự trường tồn trong đời sống của tre đối với sự phát triển của đất nước
  • Tre biểu hiện cho vẻ đẹp tinh thần của người dân Việt Nam
  • Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp như sau: miêu tả, so sánh, liên tưởng, phân tích.

2. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại

Tác giả say mê con gà trống đất được biểu hiện

  • Tác giả hồi tưởng miêu tả lại vẻ đẹp của con gà trống đất, nhớ lại những năm tháng tuổi thơ gắn bó với nó.
  • Việc hồi tưởng lại quá khứ đã gợi lên những hồi ức về những năm tháng tuổi thơ của tác giả, mong manh, dễ vỡ, bộc lộ tình cảm của tác giả.

3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

Trí tưởng tượng đã giúp người viết bày tỏ lòng yêu mến cô giáo bằng cách:

  • Gợi lại những kỷ niệm giữa cô giáo và các em học sinh: tiếng cô giảng bài, cô thấy thất vọng khi thấy một em học sinh cầm bút sai, cô hạnh phúc khi học sinh của mình đạt thành tích cao trong học tập.
  • Việc liên tưởng từ Lũng Cú cực Bắc của tổ quốc tới Cà Mau, cực Nam của tổ quốc cho ta thấy tình yêu đất nước của tác giả, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước và niềm tin với tương lai.

4. Quan sát, suy ngâm

  • Qua đoạn văn, ta thấy sự quan sát có tác dụng biểu hiện sự nhớ thương, thương cảm, hối hận của tác giả.
  • Đồng thời miêu tả hình bóng, khuôn mặt của nhân vật.

II. Luyện tập Cách lập ý của bài văn biểu cảm

Bài 1 trang 121 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Lập dàn ý về vườn nhà

Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về vườn nhà

Mở bài: Giới thiệu về vườn nhà em.

Thân bài

– Miêu tả qua về vườn nhà em:

  •  Cấu trúc bên ngoài (hình dáng vườn, rộng bao nhiêu, có những phần nào…)
  •  Miêu tả chi tiết: Trong vườn trồng những cây gì, từng luống cây dduocj trồng như thế nào,…

– Thói quen thường ngày của em khi chăm sóc vườn.

– Vườn cây gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ của em với vườn.

– Tình cảm của em dành cho vườn thế nào?

Kết bài

Cảm xúc của em dành cho vườn nhà mình.

Lập dàn ý về con vật nuôi

Dàn ý cho bài văn biểu cảm viết về con cún con

Mở bài: Giới thiệu về con cún của nhà em cho em nhiều cảm xúc, thân thiết gắn bó với em

Thân bài

– Miêu tả qua về con vật nuôi đó:

     + Hình dáng bên ngoài, màu lông, cân nặng, kích thước

     + Miêu tả chi tiết: Mắt, mũi, chân, thân mình, đuôi

  • Nêu lai lịch, nguồn gốc của nó: do mua hay được tặng…
  • Thói quen thường ngày của con vật, sở thích của con vật đó.
  • Con vật nuôi gắn bó với em như thế nào? Kỉ niệm nào đáng nhớ với con vật nuôi đó
  • Tình cảm của em dành cho con vật đó thế nào

Kết bài

Cảm xúc của em dành cho con vật đó

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh lớp 7
  • Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *