Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ngắn gọn lớp 7 hay nhất

Bài văn biểu cảm về một thể loại văn học nêu lên quan điểm cá nhận, nhận thức của bản thân mình về tác phẩm văn học đó, đồng thời trình bày những cảm xúc, liên tưởng, nội dung, tình cảm của mình về một tác phẩm văn học. Một bài văn biểu cảm tác phẩm văn học cho người đọc cảm nhận được tình cảm, sự đánh giá về bài viết. Đó có thể là sự đồng cảm đối với một nhân vật, sự yêu ghét, buồn, vui, đồng tình hay phản đối….Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tập 1 để thấy rõ hơn điều đó. Hướng dẫn soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tập 1 ngắn gọn tại wikihoc.com để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà của mình và làm tốt bài tập trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Thành ngữ ngắn gọn lớp 7

SOẠN BÀI CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC NGỮ VĂN 7 TẬP 1

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

II. Đọc bài văn

Trả lời câu hỏi

Bài viết của tác giả Nguyên Hồng viết về bài ca dao Đêm qua ra đứng bờ ao

Các yếu tố trong bài văn trên là:

  • Yếu tố tưởng tượng là: “Đêm qua ra đứng bờ ao….đang hướng về cố hương”
  • Yếu tố liên tưởng, tưởng tượng: “Buồn trông con nhện trăng tơ…gọi trời, gọi sao, gọi nhện”
  • Yếu tố hồi tưởng, suy ngẫm: “Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn …cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế”

III. Luyện tập bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7 tập 1

Câu 1 trang 147 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

Hồ Chí Minh lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ là người dẫn dắt nhân dân ta đấu tranh dành độc lập dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn đồng thời là một Danh nhân văn hóa thế giới. Thiên nhiên trong thơ Bác luôn tràn ngập ánh sáng của tình yêu, đó là tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước, dân tộc Việt Nam. Bài thơ Cảnh khuya cũng là một bài thơ như thế, qua bài thơ ta thấy được một tâm hồn nghệ sĩ hòa trong một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.

Hai câu thơ đầu tiên trong bài được tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên trong đêm trăng sáng. Cảnh vừa có tình vừa có thơ, vừa có nhạc, vừa có họa. Cái tình được nói đến qua trăng, qua suối, có hoa chốn non xanh nước biếc, tiếng nhạc của dòng suối như tiếng hát trong trẻo của một cô thôn nữ nào đó miền sơn cước. Tiếng suối từ xa xọng lại, hòa theo âm vang của núi rừng lúc gần lúc xa, hư hư thực thực. Cảnh vật được tác giả miêu tả bắt đầu không phải bằng những bút pháp tả cảnh hoa lệ mà bằng âm thanh của dòng suối. Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh mà cảnh vật trở nên gần gũi với con người, man sức sống của tuổi trẻ. Và trong khôn gian tĩnh mịch ấy, ánh trăng bao phủ khắp không gian tạo nên một hình ảnh thật lung linh “trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”. Trăng, cổ thụ và hoa như giao hòa cùng với nhau, soi sáng cho nhau. Với một từ “lồng” được sử dụng tới hai lần, nhấn mạnh vào sự hòa quyện giữa ánh trăng với dáng cây cổ thụ.

Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng của tác giả: Sự thao thức không ngủ được vì say đắm trước cảnh thiên nhiên, núi rừng. Sự lo lắng của tác giả trước vận mệnh của đất nước. Trong hai câu thơ cuối từ “chưa ngủ” được lặp lại, không chỉ thể hiện tâm hồn nghệ sĩ của Bác trước cảnh đẹp nơi núi rừng Việt Bắc mà còn thể hiện nỗi lo lắng, bồn chồn, suy nghĩ của Người trước vận mệnh của dân tộc.

Bài thơ Cảnh khuya của Bác cho người đọc cảm nhận được một ẻ đẹp thiên nhiên đơn sơ, mà tràn đầy sự sống. Một bức tranh thiên nhiên thủy mặc giữa núi rừng Việt Bắc. Và trong bức tranh nhuốm đầy mấu sắc và thi vị ấy ta thấy được một vị cha già của dân tộc đang thao thức vì những lo cho cả dân tộc mình.

Câu 2 trang 147 SGK Ngữ văn 7 tập 1

Lập dàn ý cho bài Phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Mở bài :

  • Giới thiệu nét chính về hoàn cảnh ra đời bài thơ.
  • Nêu khái quát về tác phẩm về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê được tác giả viết nhằm mục đích gì?

Thân bài :

  • Cảm nghĩ về sự ra đi của tác giả lúc còn trẻ  và trở về của nhà thơ khi đã già.
  • Cái không thay đổi (giọng nói, mái tóc,…)  và cái thay đổi : già – trẻ, đi xa – trở về, hình ảnh sương pha mái đầu.
  • Nhà thơ bị gọi là khách ngay chính trên quê hương của mình, nêu lên nỗi xót xa cho hoàn cảnh bi kịch của tác giả.
  •    Cảm thương cho hoàn cảnh của nhà thơ.

Kết bài :

   Cảm xúc chung với tác phẩm, cảm thông với những người xa quê, với nỗi nhớ xa quê.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Tiếng gà trưa ngắn gọn lớp 7
  • Soạn bài Điệp ngữ ngắn gọn lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *