Soạn bài Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn bản biểu cảm lớp 7

Hướng dẫn soạn bài Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn bản biểu cảm lớp 7 tại wiki.hoc hay đầy đủ nhất để các bạn tham khảo cho việc soạn bài ở nhà và làm bài trên lớp

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá lớp 7
  • Soạn bài Từ đồng âm lớp 7

Chương trình ngữ văn lớp 6 chúng ta đã làm quen với văn tự sự (kể chuyện) miêu tả (tái hiện). Vậy vai trò, tác dụng của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm như thế nào? Chúng ta sẽ phải khám phá qua bài học “Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn bản biểu cảm”. Qua bài học này  trong chương trình ngữ văn lớp 7 chúng ta nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm và biết cách sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.Từ đó bản thân mỗi chúng ta rút ra được kinh nghiệm cho bản thân để viết được những bài viết hay, tình cảm. Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn soạn bài “Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn bản biểu cảm ” để giúp các bạn chuẩn bị bài kĩ lưỡng trước khi vào bài học.

SOẠN BÀI CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM LỚP 7

I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm

1. Câu 1/137 sgk văn 7 tập 1

  •  Đoạn 1:Tự sự (2 dòng đầu). Mô tả (3 dòng sau).

            -> Tạo bối cảnh chung.

  • Đoạn 2:Tự sự kết hợp với biểu cảm

            -> Uất ức vì già yếu.

  • Đoạn 3:Tự sự +miêu tả (6 câu đầu)

                        Biểu cảm(2 câu sau).

                -> Sự cam phận của nhà thơ.

  • Đoạn 4:Biểu cảm, tình cảm cao thượng, vị tha sáng ngời vươn lên từ cảnh đói nghèo…

2. Câu 1/137 sgk văn 7 tập 1

Tự sự:Kể chuyện bố ngâm chân nước muối, bố đi sớm về khuya…

Miêu tả:Bàn chân của bố…

-> Nếu không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm không thể bộc lộ

II. Luyện tập Các yếu tố miêu tả tự sự trong văn bản biểu cảm 

1. Câu1/138 sgk văn 7 tập 1

Tháng tám năm ấy, gió thu làm bay mất ba lớp tranh nhà tôi.

Tranh bay khắp nơi có những tấm bay rải khắp bờ sông, có tấm treo trên ngọn cây trong rừng, có tấm rơi xuống mương ướt sũng. Lũ trẻ trong làng thấy tranh bay, chúng không giúp tôi thu nhặt lại còn xông vào cướp lấy tranh mang về nhà. Tôi gào to quát chúng nhưng chẳng được. Thật bực bì lũ trẻ này.

Khi gió lặng thì mây ùn ùn kéo về. Bầu trời một màu đen đặc. Nhà ướt khắp nơi, đến cả chỗ đầu giường cũng ướt. Đã thế, tấm chăn quá cú cũng lạnh như sắt. Lũ trẻ ngủ đạp lung tung, mưa thì cả đêm không dứt. Loạn lạc rồi lại mưa rét, tôi không chợp mắt được.

Ước gì có gian nhà rộng cho những kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ đỡ đói khổ. Nếu được vậy, dù tôi có đói rét cũng vui lòng

2. Câu 2/138sgk văn 7 tập 1

Bạn đã từng nghe đến Kẹo mầm hay chưa? Đó là thứ quà của cả tuổi thơ tôi.

Nhớ mỗi sáng mẹ tôi gỡ tóc bằng cái lược thưa gỗ vang vàng, thế nào cũng có ít tóc rối. Mẹ vo vo giắt nó lên đòn tay chỗ mái hiên nhà. Rồi chị tôi cũng làm vậy. Cả bà tôi, cô và dì tôi cũng thế. Những tháng ngày tuổi thơ tôi từng được chứng kiến những cảnh ấy.

Không phải tự nhiên bà tôi, mẹ tôi, hay chị tôi làm thế. Họ làm vậy để đổi thứ kẹo mộc mạc : Kẹo mầm. Chỉ cần nghe tiếng rao: “Ai kẹo mầm không? Ai đổi kẹo nào?” là lòng những đứa trẻ như tôi lại xốn xang.

Món quà ấy giản dị, mộc mạc hồn quê nhưng là cả tuổi thơ yên bình của tôi. Lũ trẻ con bây giờ chắc chẳng thể biết được cái hương vị ngọt thanh mát ấy. Một thời tuổi thơ với cây kẹo mầm đã trôi vào dĩ vãng

Giờ mẹ tôi đã mất, chị tôi đi lấy chồng xa,.. thèm được nghe tiếng rao “Ai đổi kẹo” mà thật khó. Tôi muốn sống lại những ngày tháng vô tư suy nghĩ ấy với cây kẹo mầm, với những lọn tóc giắt trên đòn tay mái hiên nhà.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng lớp 7
  • Soạn bài Thành ngữ lớp 7

Similar Posts

One Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *