Soạn bài Bánh chưng bánh giầy lớp 6 đầy đủ hay nhất

Hướng dẫn soạn bài: Bánh chưng, bánh giầy đầy đủ lớp 6 chi tiết nhất các phần tìm hiểu chung tóm tắt trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và luyện tập

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Con rồng cháu tiên

Giữ gìn truyền thống, giữ gìn những nét đẹp văn hóa không chỉ là nhớ ơn những bậc tiền nhân đi trước mà còn nhắc nhở con cháu về truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta qua bao đời nay. Hướng về nguồn cội là hướng về tổ tiên, ông cha ta đã để lại cho con cháu đi sau cả một kho tàng tri thức khổng lồ qua những câu truyện cổ tích, truyền thuyết mà chúng ta vẫn được nghe kể từ những ngày còn thơ bé của các bà, các mẹ. Chúng ta thấy yêu biết bao, đồng cảm biết bao với những nhân vật dung dị như bước ra từ cuộc sống hàng ngày, là cô Tấm dịu hiền, lương thiện, chàng Thạch Sach cần cù, chịu khó….  Sau đây, mình sẽ cùng các bạn soạn bài Bánh trưng bánh giầy một cách đầy đủ nhất để có thể hiểu sâu sắc hơn những đạo lý nhân văn đó.

SOẠN BÀI BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY LỚP 6

I. Tìm hiểu chung về bài Bánh chưng bánh giầy

1. Khái niệm

  • · Truyền thuyết là loại truyện được kể bằng hình thức truyền miệng, nên mang tính chất kỳ ảo, đậm trí tưởng tượng phong phú của tác giả. Qua đó, truyền thuyết thể hiện một cách sâu sắc thái độ và quan điểm của nhân dân buồn, vui, yêu, ghét… đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
  • · Truyện Bánh chưng bánh giầy là một trong những tác phẩm trong kho tàng truyện truyền thuyết của Việt Nam.

2. Tóm tắt truyện Bánh chưng bánh giầy

– Truyền thuyết kể lại rằng, Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người truyền vị, nhà vua có hai mươi người con trai mà chưa biết chọn ai. Nhân ngày lễ Tiên vương, nhà vua muốn thử tài những người con của mình để tìm người xứng đáng. Chính vì thế, nhà vua truyền rằng ai tìm được thức ngon vật lạ, làm vừa ý vua cha để dâng lên cúng các bậc đế vương thì sẽ nhường ngôi cho người đó.

Các lang đua nhau lên rừng, xuống biển hòng tìm được những đặc sản, tinh hoa của đất trời để hòng làm đẹp lòng ý vua. Tuy chỉ có Lang Liêu, chàng hoàng tử thứ mười tám từ nhỏ đã sống trong cảnh nghèo khó nên vẫn chưa tìm được sản vật làm lễ. Một đêm nọ, chàng được thần báo mộng, dạy chàng cách làm bánh từ gạo nếp. Sáng dậy, theo lời chỉ bảo, Lang Liêu làm hai loại bành dâng lên vua cha. Nhà vua nhìn chồng bánh do Lang Liêu đem tới thì vô cùng vừa ý, nhà vua nói: ” Bánh hình vuông của Lang Liêu tượng chưng cho đất, hình tròn tượng trưng cho trời, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu”.

Từ đó, mỗi dịp lễ tết, nhân dân ta lại có tục gói bánh chưng, bánh giầy dâng lên tổ tiên như một sự biết ơn, thành kính.

II. Hướng dẫn soạn bài Bánh chưng bánh giầy đọc hiểu văn bản

1. Câu 1 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

  • · Vua hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cành khi giặc dã đã dẹp yên, nhân dân no ấm, ngai vàng được giữ vững, nhà vua tuổi đã cao
  • · Nhà vua có ý định muốn tìm người tài đức vẹn toàn, không nhất thiết phải là con trưởng
  • · Nhà vua chọn hình thức thử tài các con qua việc tìm lễ vật nhân ngày lễ Tiên vương

2. Câu 2 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

Trong các con của vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ do

  • Chàng từ nhỏ đã chịu nhiều thiệt thòi, xa rời cung vua, quen cuộc sống lam lũ vất vả đồng áng nên hiểu được nỗi khó nhọc của nhân dân, biết đồng cảm với những người lao động.
  • Chàng thông minh lanh lợi, không những hiểu được ý thần mà còn sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.

3. Câu 3 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

 Bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, tế Đất và Tiên vương vì:

  • · Bánh thể hiện được những thành tựu cho nền văn minh nông nghiệp của dân tộc ta trong những ngày đầu dựng nước
  • · Hai loại bánh thể hiện cho trời, cho đất, thể hiện sự thờ kính Trời, đất, thiên nhiên, cây cỏ và tổ tiên của nhân dân
  • · Chính vì thế, nhà vua chọn Lang Liêu làm người kế vị vì chàng thông minh, lanh lợi, thể hiện được sự hiếu thảo của mình đối với các bậc đế vương đi trước, vừa thể hiện được nhà vua là người coi trọng người tài đức. Qua đó, cũng cho thấy được sự công bằng của nhân dân và cái nhìn khách quan đối với những bậc hiền tài

III. Luyện tập Bánh chưng bánh giầy

1. Câu 1 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

Ý nghĩa của phong tục làm Bánh chưng bánh giầy ngày tết của nhân dân ta:

  • · Thể hiện nét đẹp văn hóa, sự giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
  • · Ngoài ra, còn thể hiện sự tôn trọng, uống nước nhờ nguồn đối với tổ tiên. Đồng thời, luôn nhắc nhở con cháu luôn phải biết gìn giữ và phát huy những đạo lý tốt đẹp mà cha ông ta gây dựng.

2. Câu 2 trang 12 SGK lớp 6 tập 1

Truyện Bánh chưng bánh giầy có nhiều chi tiết hấp dẫn, nhưng đoạn truyện Lang Liêu nghe lời thần dạy bảo làm bánh cuốn hút em nhất. Bởi qua tình tiết này đã chứng minh được rằng chàng là người không những chỉ chăm chỉ, chịu khó mà còn thông minh lanh lợi, và có một đôi bàn tay khéo léo. Những loại bánh mà chàng làm ra đã làm vua cha và quần thần cảm phục.

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt lớp 6 đầy đủ hay nhất
  • Soạn bài Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt lớp 6

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *