Soạn bài bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận đầy đủ lớp 7 hay nhất

Hướng dẫn Soạn bài bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận đầy đủ lớp 7 hay nhất tại wikihoc.com để các bạn tham khảo

Các bài soạn trước đó:

  • Soạn bài Rút gọn câu lớp 7
  • Soạn bài Đặc điểm của văn bản nghị luận lớp 7

Chúng ta đã làm quen không ít với những đề bài về văn nghị luận nên có lẽ không còn xa lạ gì với thể loại văn nghị luận. Nhưng việc làm một bài văn nghị luận tốt vẫn luôn là một vấn đề nan giải, không phải ai cũng có được một giải pháp tốt nhất. Để làm được điều này, đầu tiên chúng ta cần biết cách tiếp cận với nhiều dạng đề nghị luận đê có cơ hội cọ xát, tìm hiểu, có phản xạ tư duy cho loại đề này. Tiếp sau đó, cần hiểu văn nghị luận rát chú trọng lí lẽ, dẫn chứng, bố cục chặt chẽ rõ ràng nên không thể bỏ qua khâu lập giàn ý cho bài văn nghị luận. Sau đâu là bài Soạn Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận lớp 7 để giúp các bạn giả quyết các vấn đề với văn nghị luận.

Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận lớp 7

I. Hướng dẫn Soạn bài Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

1. Tìm hiểu đề văn nghị luận

Câu 1: Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

a) Có thể dùng các đề này làm đề bài, đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.

b) Các đề trên đều là đề văn nghị luận vì đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc và các đề trên đều nêu ra những vấn đề về cuộc sống, xã hội, con người, mục đích là để cho người viết bàn bạc, làm sáng tỏ.

Ví dụ như ở đề 1: người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.

c) Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:

  • Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);
  • Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);
  • Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);
  • Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).

Câu 2: Tìm hiểu đề văn nghị luận

Tìm hiểu đề văn “Chớ nên tự phụ”

  •  Xác định đối tượng nghị luận: thói tự phụ là tiêu cực, không nên tự phụ
  • Khoanh vùng phạm vi nghị luận: Hành động của con người, tác hại của tự phụ với con người
  • Đưa ra lời khuyên chớ nên tự phụ và lí lẽ cho lời khuyên đó.

2. Lập ý cho bài văn nghị luận

  • Tự phụ là gì: tự cao
  • Biểu hiện của tự phụ: tự cao, coi thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác
  • Vì sao không nên tự phụ: tác hại đến đời sống con người.
  • Làm thế nào để tránh tự phụ: khiêm tốn, hòa đồng
  • Không tự phụ sẽ đem lại lượi ích gì cho con người: được yêu mến, phát triển bản thân
  • Lật ngược vấn đề: không tự phụ nhưng cần tự tin vào bản thân.

II Luyện tập bài Đề văn nghị luận và lập dàn ý cho bài văn nghị luận

Tìm hiểu đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

  • Đối tượng nghị luận: sách
  • Phạm vi nghị luận: Vai trò của sách đối với con người- người bạn lớn

Lập dàn ý cho đề Sách là người bạn lớn của con người:

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng nghị luận- sách

Thân bài: Lập luận bằng các câu hỏi

  • Sách là gì?
  • Vì sao nói “Sách là người bạn lớn của con người”?
  • Lợi ích mà sách đem lại cho con người?
  • Con người cần làm gì để sách phát huy được tối đa vai trò ấy?
  • Sách không chỉ là người bạn mà còn là thầy, là mẹ của con người.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề: “Sách là người bạn lớn của con người”

Các bài soạn tiếp theo:

  • Soạn bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta lớp 7
  • Soạn bài Câu đặc biệt lớp 7

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *