Kể cho bố mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường – Bài viết số 1 lớp 7 đề 1

Trong chương trình tiếng việt và ngữ văn từ cấp bậc tiểu học cho đến trung học, chắc hẳn không ai là không biết đến dạng bài kể chuyện. Hướng dẫn các em học sinh lớp 7 viết bài tập làm văn văn số 1 đề 1 về chủ đề Kể cho bố mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường học

Các bài viết về chủ đề Bài viết số 1 lớp 7 được quan tâm :

  • Bài viết số 1 lớp 7 đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè
  • Bài viết số 1 lớp 7 đề 4: Miêu tả chân dụng một người bạn của em
  • Bài viết số 1 lớp 7 đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự
  • Dàn ý bài viết số 1 lớp 7 đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè
  • Dàn ý Bài viết số 1 lớp 7 đề 4: Miêu tả chân dung một người bạn của em
  • Dàn ý Bài viết số 1 lớp 7 đề 1: Kể cho bố mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường

Văn kể chuyện là bài viết nhằm tái hiện lại sự việc xảy ra trong truyện kể để người đọc biết nội dung câu chuyện được đề cập đến của truyện kể. Nghĩa là: kể lại truyện bằng lời văn của người kể. Vì thế văn kể chuyện đòi hỏi sự sáng tạo nhưng vẫn không làm mất đi tính chân thực của nó. Trong chương trình ngữ văn lớp 7, ta sẽ băts gặp Bài viết số 1 đề 1 lớp 7: Kể cho bố mẹ em nghe một chuyện lí thú mà em đã gặp ở trường. Khi làm bài văn này cần chọn được câu chuyện mình muốn kể, kể về ai, kể về cái gì, diễn biến ra sao và có ý nghĩa gì không. Hy vọng hai bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn hoàn thành bài tập thật tốt.

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 BÀI VIẾT SỐ 1 LỚP 7 KỂ CHO BỐ MẸ EM NGHE MỘT CHUYỆN LÍ THÚ MÀ EM GẶP Ở TRƯỜNG

Hôm nay có lẽ hẳn là một ngày đặc biệt. Tiếng trống tan trường “Tùng…Tùng…Tùng” vừa vang lên giòn giã, tôi đã nhanh chóng ra nhà xe lấy xe để trở về nhà, trong lòng đột nhiên vui sướng như chính mình đã trải qua câu chuyện ấy. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Như thường lệ, sau bữa cơm tối quây quần bên gia đình với những món ăn giản dị nhưng tràn đầy tình yêu thương của mẹ, mọi người dọn dẹp và bắt đầu ra phòng khách xem phim, đọc báo. Bố mẹ kể lại những chuyện xảy ra ở công ty sáng nay, tôi cũng góp vào cuộc trò chuyện ấy một câu chuyện cảm động và rất đáng trân trọng của Tú

– Bố mẹ có nhớ bạn Tú học giỏi nhất lớp con không? Tôi cất tiếng hỏi

– Đương nhiên rồi. Có phải có chuyện gì về bạn ấy không con? Bố tôi cất tiếng trả lời

– Vâng ạ. Bình thường con không ưa gì Tú lắm. Cũng bởi bạn ấy lúc nào cũng đứng nhất lớp, mà con chỉ đứng thứ hai. Dù cố gắng học hành chăm chỉ đến mấy thì kết quả cũng không như con mong đợi. Con đã nghĩ, cậu bạn này chỉ được cái mọt sách chứ chẳng năng nổ, hăng hái như mọi người. Đã thế lại còn ít nói, ai hỏi thì trả lời. Như thế này, mai mốt sẽ chẳng thành công đâu. Con đáng trách lắm phải không bố mẹ nhỉ? Nhưng sự việc hôm nay, con đã có cái nhìn khác về cậu bạn ấy. Nó khiến con hiểu Tú nhiều hơn, yêu quý bạn ấy nhiều hơn và cũng phần nào nhận ra thái độ tiêu cực của mình.

– Được rồi con trai, con kể cho bố mẹ nghe nào. Có vẻ đó là một câu chuyện ý nghĩa đấy.

– Con kể ngay đây. Tú luôn là người đến lớp sớm. Cậu ấy đến để ôn lại bài cũ và chuẩn bị cho bài học mới. Nhưng hôm nay, dù đã 7h kém 5’ rồi mà vẫn chưa thấy Tú đến lớp. Lúc đầu, mấy đứa chúng con, ai cũng nghĩ chắc là nhà cậu ấy có việc nên xin nghỉ. Nhưng Tú không phải là kiểu học sinh nghỉ mà không xin phép như thế. Có bạn lo lắng, có bạn thảng thốt: “Hôm nay có bài kiểm tra mà Tú nghỉ, mình còn chưa kịp hỏi cậu ấy mấy bài toán khó nữa”. Con thì lại vui thầm trong bụng: “Được rồi, lần này cậu ấy nghỉ, chắc chắn mình sẽ xếp thứ nhất. Mình sẽ được bố mẹ thưởng. Hay quá!”. Tiếng trống “Tùng…tùng…tùng” báo hiệu giờ vào lớp vang lên nhưng Tú vẫn chưa đến, có lẽ cậu ấy nghỉ thật.

Đề kiểm tra hôm nay đều là những dạng bài mà cô giáo đã ôn hôm trước. Con đã làm xong mấy câu đầu, còn riêng hai câu cuối nâng cao và phức tạp hơn nên đang ngồi suy nghĩ. Lúc ấy, Tú hồng hộc chạy vào lớp học. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại trên gương mặt nhỏ nhắn, hai gò má đỏ ửng. Tất cả mọi người đều ngạc nhiên, ai nấy đều dừng bút viết.

– Có chuyện gì thế em? Sao em lại đến muộn thế? Sao mặt mày lại đỏ ửng lên thế kia?

– Em thưa cô…em…em gặp chuyện trên đường đến trường…Nhưng cô ơi, em có thể về chỗ làm bài trước được không ạ? Không còn nhiều thời gian nữa.

– Được rồi, chúng ta còn tiết sau nữa cơ mà. Cô sẽ cho cả lớp thêm thời gian, em cũng có thể yên tâm làm bài, đừng lo lắng quá. Giờ em về chỗ đi và kể cho cô nghe và cả lớp nghe xem có chuyện gì đã xảy ra.

– Vâng ạ. Em cảm ơn cô. Sáng nay em đang đi trên đường thì bắt gặp một cô bé chạc 10 tuổi đang đứng bán vé số bên vệ đường, bỗng nhiên cô bé ngã khuỵu xuống rồi ngất đi. Mọi người đi đường chắc không ai chú ý, chắc cũng bởi họ đang vội đến trường, đến cơ quan. Em vội chạy đến, lay cô bé mãi mà cô bé cũng không tỉnh. Dù đã 10 tuổi nhưng cô bé rất bé, người gầy rạc, mặt xanh xao. Em đoán chắc cô bé phải đứng bán vé số nhiều ngày giữa trời nắng chang chang nên bị cảm, lại không được ăn uống, uống thuốc đầy đủ nên mới ngất như vậy. Đang loay hoay thì một cậu bé chạy đến, hét toáng lên: “Nhi ơi, cậu làm sao thế này?”. Hóa ra đó là cậu bạn vẫn hay đi bán vé số cùng. Nhờ sự chỉ dẫn của cậu bé đó, em nhanh chóng đưa Nhi về nhà. Nhà cô bé nằm ở sâu trong con ngõ hẻm dẫn vào một khu phố cũ kỹ, vì thế phải hỏi thăm nhiều lần em mới có thể tìm đến được. Nhà cô bé khó khăn lắm cô ạ. Đồ đạc chỉ có chiếc giường gỗ bạc phếch, bộ bàn ghế nhỏ, chiếc tủ quần áo bằng vải có khóa kéo và chiếc ti vi đen trắng. Em cất tiếng gọi nhưng chẳng ai trả lời. Đúng lúc đó, có một bà cụ chạy vào, em đoán là bà cụ hàng xóm. Em chạy đi mua thuốc, còn bà ở nhà nấu cháo. Nghe bà kể chuyện, em mới biết ngày trước nhà Nhi cũng không khó khăn như bây giờ, nhưng vì người bố chỉ đi cá độ, nhậu nhẹt suốt ngày, dẫn đến nhà cửa tan nát. Mẹ phải đi bán ve chai, Nhi thì đi bán vé số, buổi tối mới được đi học ở lớp học bổ túc do mấy học sinh tốt bụng lập nên để giúp các trẻ em nghèo. Nghe xong, em vô cùng cảm động, cũng muốn được giúp một phần nhỏ cho gia đình cô bé. Được uống thuốc, Nhi dần tỉnh lại. Em cũng an tâm đến trường, mặc dù đã biết muộn học.

– Ôi, câu chuyện của em thật cảm động và hành động của em thật đáng khen biết bao. Em không chỉ là một học sinh giỏi mà còn là một chàng trai nghĩa hiệp và giàu lòng nhân hậu. Thật đáng trân trọng biết bao, phải không các em? Được rồi, vậy thì sau buổi học chiều ngày mai, cả lớp chúng ta cùng đến thăm nhà Nhi nhé, cô cũng rất muốn được giúp đỡ gia đình cô bé.

Cô nói xong, cả lớp con ai nấy đều rất vui, mọi người vỗ tay vang dội. Một vài bạn nói: “Tú, cậu tuyệt lắm”. Nghe câu chuyện của Tú, con biết mình đã nghĩ sai về cậu ấy rất nhiều, trong lòng cảm thấy rất ân hận, rất muốn nói một lời xin lỗi, nhưng con chỉ có thể mỉm cười với cậu ấy khi cậu ấy bước về chỗ ngồi

– Cô giáo con nói rất đúng. Tú quả là một học sinh gương mẫu, một tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Con cho bố mẹ gửi lời chào đến bạn ấy nhé. À, phải rồi, bố mẹ sẽ chuẩn bị cho con ít đồ để mai con mang đến biếu gia đình cô bé Nhi nhé. Thật là một cô bé đáng thương! Còn hành động của con, bố sẽ không trách con vì con đã nhận ra và biết sữa chữa lỗi lầm của mình. Nào bây giờ thì nhà mình cùng ăn hoa quả và xem phim nhé.

Câu chuyện ngày hôm nay có lẽ tôi sẽ không bao giờ quên được. Nó vừa là một kỉ niệm, vừa là một bài học về cách sống, cách ứng xử nhân đạo giữa con người với con người, nó cũng giúp tôi thấu hiểu và yêu quý cậu bạn đáng mến của mình nhiều hơn.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 KỂ CHO BỐ MẸ EM NGHE MỘT CHUYỆN LÍ THÚ MÀ EM GẶP Ở TRƯỜNG

Trong cuộc sống, chắc hẳn ai cũng có những người thân để trò chuyện và sẻ chia. Với em, đó chính là bố mẹ- người em không chỉ yêu quý mà còn rất kính trọng. Những câu chuyện dù có lí thú hay đầy cảm động ở trường ở lớp em thường xuyên kể với bố mẹ.

“Tùng tùng tùng” tiếng trống báo hiệu giờ học kết thúc, các bạn học sinh ùa về như bầy chim vỡ tổ. Em cũng như bao bạn khác nhanh chóng trở về nhà sau một ngày học đầy căng thẳng. Thế nhưng hôm nay em đạp xe bỗng nhanh hơn, trong lòng đầy bồi hồi để về kể câu chuyện ý nghũa ở trường em ngày hôm nay. Chiếc xe dừng lại ở cổng trường. Em vừa dắt xe vừa chào thật to: ” Con chào bố mẹ ạ, con đi học về rồi!”. Vừa nghe tiếng vọng lại từ trong nhà, em vội vàng nói: ” Bố mẹ ơi hôm nay ở trường con có một sự kiện rất ý nghĩa, bố mẹ vào nghe con kể đi ạ”. Bố mẹ đang lúi húi làm vườn phía sau nhưng chỉ cần nghe tôi nói vậy đã cùng vào trong nhà để lắng nghe câu chuyện đứa con gái bé kể.

Hôm nay, trường em đón đoàn các trẻ em khuyết tật của tỉnh về trường giao lưu và biểu diễn. Lần đầu tiên được gặp các anh, các chị, các bạn thậm chí là các em nhỏ cũng giống như bản thân mình nhưng có điều họ bị khiềm khuyết một phần cơ thể nên ai cũng xúc động, yêu thương những người như vậy nhiều hơn. Bác trưởng đoàn mở đầu bằng một bài giới thiệu về các thành viên trong đoàn. Hầu hết đó đều là những người còn rất trẻ nhưng không may mắn như chúng em, họ không được tạo hóa ưu ái thậm chí có bạn còn bị bố mẹ bỏ rơi khi còn rất nhỏ. Thế nhưng vượt lên khiếm khuyết của bản thân, nghịch cảnh của cuộc đời, những con người tưởng như bé nhỏ ấy đã đem lại cho chúng em bài học về khát vọng sống, nghị lực sống mạnh mẽ đến phi thường, khiến ai cúng phải ngưỡng mộ và học hỏi. Buổi giao lưu mở đầu bằng một tiết mục thổi sáo. Một anh thanh niên điển trai bước ra, cầm trên tay cây sáo trúc thế những đằng sau chiếc kính là một đôi mắt vĩnh viễn không bao giờ còn nhìn thấy ánh sáng mặt trời, là đôi tai chẳng thể nào nghe thấy những âm thanh của cuộc sống vốn dĩ quen thuộc và không thể cất lên tiếng nói của chính mình. Nhưng ông trời không bất công với bất cứ ai, lấy của người ta thứ này sẽ được bù đắp bằng một thứ khác, khi anh cất tiếng sáo của mình lên, cả sân trường nín lặng trươca tài năng của một con người như thế. Tiếng sáo du dương, khi trầm, khi bổng và anh trở thành người nghệ sĩ tài ba đang xây đắp vẻ đẹp cho từng lời ca tiếng hát. Khuôn mặt anh say sưa, thả theo từng nốt nhạc. Bài hát kết thúc, cả trường vỗ tay thật to như là sự động viên khích lệ. Tiếp theo là tiết mục ảo thuật của một thành viên khác trong đoàn. Đôi tay điêu luyện biến ảo, tạo ra những tràng cười không ngớt cho các bạn học sinh. Từ một chiếc ống mà anh lại biến thành đồng tiền, con chim, bông hoa hồng… Nhưng mọi người đều hiểu rằng, đằng sau đôi bàn tay lành nghề và khéo léo ấy là những tháng ngày tập luyện, những giọt mồ hôi nước mắt và sự cố gắng gấp vạn lần những người bình thường. Và cuối cùng là bài hát “Nối vòng tay lớn” do các thành viên trong đoàn và các bạn trong đội văn nghệ cùng thể hiện. Chẳng ai nói với ai câu nào, mọi người cùng nắm tay để tạo nên một vòng tròn lớn, một nguồn sức mạnh to lớn để động viên, khích lệ các anh, các chị. Tiếng hát của những con người phi thường ấy cất lên, trong lòng em như nghẹn lại, những giọt nước mắt lăn xuống.

Buổi giao lưu kết thúc trong sự lưu luyến, bịn rịn. Bố mẹ chăm chú lắng nghe câu chuyện của em. Cuối cùng hai người ôm trầm em vào lòng và thủ thỉ:” Con gái bố mẹ đã khôn lớn thật rồi. Con đã biết cảm thông, yêu thương và sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh, những số phận éo. Và bố mẹ mong rằng qua buổi giao lưu ấy, con được tiếp thêm nghị lực và sức mạnh trên đường đời bởi còn bao người không được may mắn như ta, họ vẫn sống một cách can đảm và tỏa sáng như vậy. Tại sao con gái của bố mẹ lại không nào?”.

Em siết chặt vòng tay hơn, câu chuyện thật xúc động và ý nghĩa biết bao.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *