Hệ thống giáo dục New Zealand – Các bước nộp hồ sơ cần lưu ý

Hệ thống giáo dục của New Zealandvà Việt Nam có những điểm khác biệt, đặc biệt là ở bậc phổ thông trung học, đại học và sau đại học. Chính vì vậy, những kiến thức căn bản sẽ giúp bạn dễ dàng có những lựa chọn học tập phù hợp.

Thủ tục hồ sơ luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của một lộ trình du học. Với New Zealand cũng không ngoại lệ. Vậy hồ sơ du học New Zealand cần chuẩn bị những gì? Nên tiến hành từ khi nào? Các bước nộp hồ sơ cần lưu ý? Quy trình chuẩn bị ra sao? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên.

1. Hệ thống giáo dục của New Zealand

Giáo dục ở New Zealand là con đường lấy sinh viên làm trung tâm, cung cấp sự tiến bộ và lựa chọn học tập liên tục để học sinh tiến bộ hàng năm, và việc học của họ ở một cấp độ đặt nền tảng cho các bước tiếp theo trên con đường đã chọn.

Hệ thống giáo dục New ZealandHệ thống giáo dục New Zealand
Hệ thống giáo dục New Zealand

Hệ thống giáo dục của New Zealand có 3 cấp độ:

  • giáo dục mầm non – từ sơ sinh đến tuổi nhập học
  • giáo dục tiểu học và trung học – từ 5 đến 19 tuổi 
  • giáo dục liên thông – đại học và giáo dục nghề nghiệp.

Trong đó, bậc trung học phổ thông, đại học và sau đại học là những bậc học phổ biến được các bạn trẻ Việt Nam lựa chọn khi du học New Zealand.

Cụ thể là: 

1.1. Bậc đại học và cao học: Từ 18 tuổi trở lên

New Zealand có 08 trường Đại học công lập, 15 Học viện Kỹ nghệ (IPs) và khoảng 550 Trường tư thục (PTEs) bao gồm cả các trường dạy Tiếng Anh.

Chọn loại hình cơ sở giáo dục tốt nhất cho con đường sự nghiệp của bạn:

  • Trường Đại học giảng dạy các chương trình học từ cấp bậc cử nhân trở lên. Các chương trình học ở đây nghiêng về tính học thuật và nghiên cứu. Bảng xếp hạng QS năm 2015/16 các Đại học tốt nhất thế giới (2015/16 QS World University Rankings), tất cả 08 trường đại học của 
    New Zealand đều nằm trong danh sách Top 100.
  • Học viện Kỹ nghệ (IPs) và một số Trường tư thục (PTEs) cũng giảng dạy bậc cử nhân cho các ngành nghề khác nhau.
  • Các Trường tư thục (PTEs) thường đào tạo các ngành nghề cụ thể và chủ yếu là ở cấp độ chứng chỉ (Certificate) và văn bằng trung cấp (Diploma).

1.2. Bậc phổ thông trung học: Từ 13 – 18 tuổi (Lớp 9 – Lớp 13)

New Zealand có ba loại hình trường phổ thông:

  • Trường công lập, là nơi có khoảng 85% học sinh người New Zealand theo học
  • Trường bán công; đa số do tổ chức tôn giáo lập ra, hoặc là các trường được thành lập với các phương pháp giảng dạy riêng biệt.
  • Trường tư thục.

Với bậc Phổ thông trung học (ở New Zealand, bậc phổ thông trung học có thể được gọi là Secondary school, hoặc High school, hoặc College), học sinh sẽ đạt được các Chứng chỉ Giáo Dục Quốc gia (National Certificate of Educational Achievement – NCEA; tương đương với Bằng Tốt Nghiệp PTTH của Việt Nam). Các trường trung học cũng dạy các môn nghề, ví dụ như du lịch, vi tính, vv.

Ngoài Chứng chỉ Giáo Dục Quốc gia (NCEA), một số trường trung học ở New Zealand cũng dạy chương trình Cử nhân Quốc tế (IB) và chương trình Cambridge (Cambridge International Examinations).

Bảng hệ thống giáo dục New ZealandBảng hệ thống giáo dục New Zealand
Bảng hệ thống giáo dục New Zealand

1.3. Bậc trung học cơ sở: Từ 11 – 12 tuổi (Lớp 7 – Lớp 8)

Bậc trung học cơ sở là bậc học nối tiếp giữa bậc tiểu học và bậc phổ thông trung học.

Ở bậc trung học cơ sở, học sinh sẽ được làm quen dần với việc hình thành thói quen tự học và tự nghiên cứu. Học sinh được khuyến khích tham gia các hoạt động nghiên cứu và hoạt động ngoại khóa bên cạnh việc học kiến thức trên lớp. 

1.4. Bậc tiểu học: Từ 5 – 10 tuổi (Lớp 1 – Lớp 6)

Bậc tiểu học bắt đầu từ Lớp 1 và thường tiếp tục cho tới Lớp 8. Tuy nhiên, cũng có một số trường Trung học cơ sở chỉ giảng dạy Lớp 7 và Lớp 8.

Ở bậc tiểu học, học sinh được học các môn học theo giáo trình quốc gia: Tiếng Anh, các môn 
nghệ thuật, sức khỏe và giáo dục thể chất, ngôn ngữ, toán học và thống kê, các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và công nghệ.

Học sinh thường xuyên được đánh giá khả năng đọc, viết và toán học theo bậc học và lứa tuổi, với các quy chuẩn được quy định theo Khung chuẩn quốc gia (New Zealand’s National Standards).

1.5. Giáo dục mầm non: Từ 0 – 5 tuổi

Giáo dục mầm non chăm sóc và giảng dạy cho trẻ em trước khi các em đủ tuổi để theo bậc
phổ thông.

New Zealand có hơn 4000 trường mầm non được cấp phép hoạt động, bao gồm các trường mẫu giáo, trung tâm chăm sóc trẻ em, khu vui chơi của trẻ em, các dịch vụ chăm sóc tại nhà, vv..

2. Mọi điều bạn cần biết về hệ thống giáo dục ở New Zealand

Hệ thống giáo dục ở New Zealand vô cùng đa dạng và là một trong những hệ thống tốt nhất trên thế giới, duy trì các tiêu chuẩn xuất sắc về đọc viết, toán học và khoa học và được xếp hạng tốt theo tiêu chuẩn toàn cầu.

Nền giáo dục của New Zealand cũng ngày càng trở nên quốc tế hơn, chịu ảnh hưởng của thị trường việc làm rộng lớn và mạng lưới đội ngũ giảng viên, nhà nghiên cứu ngày càng di động và số lượng sinh viên đi lại nhiều.

2.1. Làm thế nào nó hoạt động

Sinh viên có thể tiến bộ thông qua nhiều con đường linh hoạt trong hệ thống, được hỗ trợ bởi một loạt các tổ chức cung cấp nhiều khóa học và chương trình. Đại học là cấp học cao nhất và bằng cấp ở tất cả các cấp được quản lý để đảm bảo sinh viên đạt được bằng cấp phù hợp và có ý nghĩa.

Sinh viên theo học đại học để thực hiện các khóa học cử nhân hoặc sau đại học (bao gồm chứng chỉ, văn bằng sau đại học, chương trình thạc sĩ và tiến sĩ). Các khóa học nghề tập trung vào các kỹ năng thực hành và đào tạo ngành. Các khóa đào tạo nghề được cung cấp trong các cơ sở do chính phủ tài trợ, bao gồm TAFE (Giáo dục Kỹ thuật và Nâng cao), hoặc các cơ sở tư nhân khác. Nhiều trường cao đẳng cung cấp cho sinh viên tín chỉ đối với các khóa học đại học.

2.2. Khung trình độ

Khung trình độ New Zealand (NZQF) là cốt lõi của hệ thống giáo dục. Tất cả các bằng cấp được liệt kê trên khung này, đảm bảo chất lượng được công nhận và tin cậy trên toàn thế giới.

2.3. Học phí và học bổng

New Zealand là một nơi lý tưởng để tận hưởng một nền giáo dục đẳng cấp thế giới và chất lượng cuộc sống vượt trội, nhưng có một số chi phí cần cân nhắc trước khi bạn đi du học.

Học phí cho sinh viên quốc tế thay đổi tùy theo loại và độ dài của khóa học. Mỗi trường đại học ở New Zealand quy định mức học phí riêng, tùy thuộc vào môn học và cấp học. Bằng đại học (cử nhân) trung bình có học phí từ NZ $ 22, 000 đến NZ $ 30,000 một năm. Mức trung bình sau đại học có học phí từ NZ $ 25,000 đến NZ $ 35,000 một năm.

New Zealand là một trong những đất nước lí tưởng để du họcNew Zealand là một trong những đất nước lí tưởng để du học
New Zealand là một trong những đất nước lí tưởng để du học

2.4. Phong cách dạy và học

New Zealand cung ứng một môi trường hỗ trợ rất tốt cho sinh viên quốc tế. Số lượng học sinh trên mỗi lớp học thường nhỏ hơn so với những nước phương Tây khác, cho phép sự chú ý cá nhân hơn. Khi những bí quyết giảng dạy liên tục được đổi mới, bạn sẽ được trải nghiệm một loạt những kỹ thuật và môi trường giảng dạy. Sự hỗ trợ dành cho sinh viên quốc tế còn đi xa hơn cả lớp học, với việc Chính phủ New Zealand là cơ quan đầu tiên trên toàn cầu đưa ra quy tắc thực hành nêu ra tiêu chuẩn chăm sóc sinh viên quốc tế cả trong lớp học và bên ngoài lớp học.

2.5. Sau khi tốt nghiệp

Chính phủ New Zealand cung ứng một số con đường cho sinh viên tốt nghiệp gần đây để sống và làm việc ở New Zealand. Tùy thuộc vào ngành nghề nghiên cứu, ban đầu bạn có thể có cơ hội lưu trú và làm việc ở New Zealand lên đến bốn năm.

Lộ trình sau đại học của bạn có hai bước: thị thực làm việc sau nghiên cứu cung cấp cho bạn tối đa 12 tháng để tìm việc trong ngành nghề nghiên cứu liên quan hoặc thị thực làm việc do nhà tuyển dụng hỗ trợ cho phép bạn lưu trú New Zealand dưới hai hoặc ba năm để có kinh nghiệm làm việc liên quan đến một công việc cụ thể với một nhà tuyển dụng cụ thể.

Xem thêm:
- Quá khứ và hiện tại phân từ & Cách dùng phân biệt Bài tập hiện tại phân từ
- Trình độ kinh nghiệm học tiếng anh để đi du học như thế nào
- Cấu trúc đề thi IELTS và thông tin cần lưu ý khi thi IELTS

3. Các bước nộp hồ sơ cần lưu ý

3.1. Tìm hiểu và kiểm tra điều kiện đầu vào

  • Lựa chọn bậc học và khóa học mà bạn quan tâm.
  • Kiểm tra yêu cầu nhập học của trường.
  • Kiểm tra thời hạn nộp đơn đăng kí.

3.2. Cách Đăng ký

Các bước cơ bản trong quá trình du học tại New ZealandCác bước cơ bản trong quá trình du học tại New Zealand
Các bước cơ bản trong quá trình du học tại New Zealand
  • Liên hệ IELTS Vietop để được hỗ trợ về việc chuẩn bị hồ sơ.
  • Tải đơn đăng ký nhập học. Thường thì các mẫu đơn có sẵn trên website của trường, có thể dưới dạng trực tuyến hoặc dạng .pdf có chức năng cho phép điền thông tin bằng máy tính.
  • Hoàn thành đơn đăng kí nhập học. Nộp trực tiếp cho trường thông qua website hoặc thông qua các công ty du học.

Lưu ý: Do thủ tục hồ sơ du học New Zealand gồm nhiều giai đoạn và cần nhiều thời gian xử lý, sinh viên nên tiến hành hồ sơ từ sớm. Lý tưởng nhất là trước ngày bắt đầu khóa học 2 – 3 tháng để đảm bảo các khâu xử lý. Với việc hoàn thành hồ sơ sớm còn giúp bạn có thêm thời gian để chuẩn bị tinh thần giúp tránh việc sốc tâm lý trong những ngày đầu mới sang New Zealand.

Xem ngay: Tư vấn du học new zealand

3.3. Một số thông tin bạn cần cung cấp

  • Thông tin cá nhân (Họ tên, ngày sinh,…).
  • Thông tin liên hệ của bạn (Địa chỉ, số điện thoại,…) và thông tin liên hệ trong tình huống khẩn cấp.
  • Quá trình học tập (Trường học, các bằng cấp mà bạn đạt được).
  • Năng lực tiếng Anh (điểm thi IELTS, TOEFL, PCE, hoặc tương đương).
  • Kế hoạch tài chính (bạn dự định tự túc kinh phí hay được tài trợ bởi một tổ chức học bổng nào).

3.4. Xét tuyển

  • Nhà trường sẽ gửi e-mail hoặc thư xác minh khi nhận được đơn đăng ký nhập học của bạn; song song trường sẽ liên lạc với bạn nếu cần thêm thông tin.​
  • Sau quá trình xem xét thủ tục, nếu hội tụ đủ điều kiện, bạn sẽ nhận được thư mời nhập học cùng thông báo về học phí, những khoản phí yêu cầu, cách thức thanh toán, thông báo về bảo hiểm, giấy tờ visa. Nếu bạn nộp đơn đăng kí nhập học qua đơn vị tư vấn du học thì phía đơn vị sẽ gửi một số thủ tục này về cho bạn.

3.5. Quyết định nhập học

Nếu chấp nhận thư mời nhập học, bạn sẽ ký tên vào một mẫu đơn xác nhận và gửi đơn này đến nhà trường trước ngày đáo hạn.

3.6. Xin visa du học New Zealand

Sau khi có thư chấp nhận nhập học từ nhà trường, bạn sẽ sử dụng thư này để nộp kèm với giấy tờ xin visa. Sau khi xét giấy tờ visa, Sở Di Trú New Zealand sẽ liên hệ với bạn để yêu cầu bạn đóng học phí (cho học kì đầu tiên hoặc năm đầu tiên). Sau khi nhận được thanh toán từ bạn, nhà trường sẽ gửi biên nhận và bạn có thể yêu cầu nhà trường gửi email biên nhận này cho Sở Di Trú New Zealand để được cấp visa sinh viên.

Nếu cần thêm thông tin về quá trình đăng ký tuyển sinh, hãy liên lạc với văn phòng tuyển sinh hoặc văn phòng sinh viên quốc tế ở trường đại học mà bạn định theo học. Các văn phòng này sẽ hướng dẫn bạn quy trình đầy đủ để ghi danh vào trường, cũng như trả lời bất kỳ thắc mắc mà bạn đưa ra về quy trình tuyển sinh của trường. Bạn cũng có thể dùng dịch vụ của một số đơn vị du học uy tín nếu muốn.

Xin visa du học New Zealand là một trong những yêu cầu bắt buộc để đi du họcXin visa du học New Zealand là một trong những yêu cầu bắt buộc để đi du học
Xin visa du học New Zealand là một trong những yêu cầu bắt buộc để đi du học

3.7. Thành tích học tập

Khi đăng ký vào một khóa học tại New Zealand nói riêng, cũng như du học nói chung, nhà trường sẽ đánh giá liệu bạn có đạt yêu cầu nhập học thông qua kết quả học tập bạn gửi. Vì vậy các hồ sơ cần phải có như bảng điểm, học bạ… sẽ phải đem dịch và công chứng trước khi nộp.

Tip: Bất cứ điều gì khiến công việc của ban tuyển sinh trở nên thuận lợi đều sẽ để lại ấn tượng tốt. Vấn đề hàng đầu mà ban tuyển sinh gặp phải là giấy tờ đăng ký không hoàn chỉnh, do vậy hãy bảo đảm mình cung cấp cụ thể mọi thông tin trong đơn đăng ký. Như vậy bạn sẽ nhận được phản hồi từ ban tuyển sinh một cách nhanh chóng.

3.8. Trình độ tiếng anh

Mỗi trường Đại học tại New Zealand có thể có yêu cầu riêng về trình độ Tiếng Anh. Đối với bậc Cử nhân, điểm Tiếng Anh đầu vào tối thiểu thường là 6.0 IELTS, tương đương với 79-80 TOEFL (iBT). Đối với sinh viên một số hệ sau đại học là Thạc sĩ, Tiến sĩ, điểm Tiếng Anh tối thiểu phải đạt 6.5 IELTS hoặc 90-100 TOEFL (iBT).

3.9. Phỏng vấn

Trước khi đưa ra quyết định nhận học cuối cùng, thỉnh thoảng đại diện trường sẽ yêu cầu một buổi phỏng vấn. Đừng lo lắng bởi điều này chỉ đơn giản là ban tuyển sinh trường muốn biết thêm về bạn.

Cuộc phỏng vấn có thể được diễn ra trực tiếp giữa bạn với một đại diện của nhà trường, hoặc cũng có thể diễn ra qua điện thoại. Những cuộc phỏng vấn này khá ngắn và các câu hỏi thông thường là để tìm hiểu tại sao bạn muốn học khoá học này, hoặc một số câu hỏi về sở thích cá nhân và mục tiêu trong cuộc sống.

4. Kinh Nghiệm xin visa du học New Zealand

Kinh nghiệm để xin được tấm vé visa du học New Zealand cũng rất đáng được lưu tâm. Trước hết bạn hãy list ra một số việc cần làm, một số chỉ tiêu, dự định. Lên kế hoạch từng bước một thật cụ thể, càng cụ thể càng tốt. Chuẩn bị cho mình cụ thể hồ sơ, giấy tờ theo yêu cầu. Với một số bước đơn giản này bạn đã nắm dưới tay hơn 50% thời cơ đậu visa.

Bạn cần phải chuẩn bị tinh thần thật thoải mái. Cũng như chuẩn bị sẵn các thắc mắc có thể xảy ra để buồi gặp gỡ trở nên suôn sẻ hơn. Đặc biệt chú ý phần kế hoạch học tập và mục đích học tập ở New Zealand.

Chỉ cần bạn tự tin khi trả lời phỏng vấn, trung thực, chính xác, rõ ràng. Hồ sơ của bạn hợp lệ, minh bạch và cụ thể thì chắc chắn đạt visa du học New Zealand.

Hiện tại việc xét thủ tục khá lâu, vậy nên tienganhduhoc.vn khuyến khích bạn nên hoàn tất việc nộp hồ sơ vào Lãnh Sự Quán trước ít nhất 4-5 tháng trước ngày nhập học. Để kế hoạch học tập của bạn diễn ra đúng lộ trình đã định sẵn nhé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin thiết yếu nhất về Hệ thống giáo dục New Zealand – Các bước nộp hồ sơ cần lưu ý. Nếu bạn đang ấp ủ dự định du học New Zealand trong thời gian tới thì đừng ngần ngại đăng kí nhé. Nếu còn bất kì thắc mắc nào hãy comment phía dưới để tienganhduhoc.vn giải đáp giúp bạn. 

công ty tư vấn du học: vietdinh.vn

Tổng hợp kiến thức: https://tienganhduhoc.vn

Similar Posts

5 Comments

  1. Hello there! Do you know if they make any plugins to help with
    Search Engine Optimization? I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords
    but I’m not seeing very good results. If you know of any please share.
    Appreciate it! You can read similar art here: Sklep internetowy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *