Giáo án bài Tìm hiểu chung về văn tự sự – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Tìm hiểu chung về văn tự sự

1. Kiến thức

– Có hiểu biết bước đầu về văn tự sự.

– Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu và tạo lập văn bản.

– Đặc điểm của văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

– Nhận biết được văn bản tự sự.

– Sử dụng được một số thuật ngữ : tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.

3. Thái độ

– Tự xác định và có thái độ đúng khi tìm hiểu về văn tự sự.

1. Giáo viên giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

– Văn bản là gì? Cho ví dụ?

3. Bài mới

4. Củng cố, luyện tập

– Thế nào là tự sự ? Đặc điểm chung của tự sự như thế nào ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học ghi nhớ (sgk -28 ),làm bài tập còn lại (sgk)

Bài tập: Em kể lại chuyện “ Con Rồng cháu Tiên” thông qua các sự việc

* Các sự việc:

– Giới thiệu về LLQ và AC .

– LLQ và AC kết duyên , AC sinh ra một bọc một trăm trứng nở ra một trăm con.

– LLQ không sống lâu trên cạn được , LLQ và AC chia con

– Người con trưởng theo AC lấy hiệu là Hùng Vương , đặt tên nước là Văn Lang , cha truyền ngôi cho con.

– Soạn bài : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu ý nghĩa của phương thức tự sự

– Đọc bài tập( sgk –t27)

– Hằng ngày ta thường được nghe kể những chuyện gì?

– Văn bản Thánh Gióng cho ta biết điều gì ?

– Truyện kể về ai ? Thời nào ?

– Các chuỗi sự việc trong chuyện diễn ra như thế nào ?

GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các sự việc

– Em thấy các sự việc được sắp xếp và có liên quan đến nhau không?

* GV: Các sự việc xảy ra liên tiếp có đầu có cuối, sự việc xảy ra trước là nguyên nhân dẫn đến sự việc xảy ra sau, ta gọi đó là một chuỗi các sự việc

– Chuỗi các sự việc từ đầu đến cuối trong truyện có ý nghĩa gì?

– Nếu ta đảo trật tự các sự việc: sự việc 4 lên trước, sự việc 3 xuống sau cùng có được không? Vì sao?

– Mục đích của người kể qua các chuỗi sự việc là gì? – Nếu truyện Thánh Gióng kết thúc ở sự việc 5 thì sao?

* GV: Phải có 8 sự việc mới nói lên lòng biết ơn, ngưỡng mộ của nhân dân, các dấu tích nói lên TG dường như là có thật, đó là truyện TG toàn vẹn.

Như vậy, căn cứ vào mục đích giao tiếp mà người ta có thể lựa chon, sắp xếp các sự việc thành chuỗi. Sự việc này liên quan đến sự việc kia → kết thúc → ý nghĩa đó chính là tự sự

– Qua việc tìm hiểu, em hãy rút ra đặc điểm chung của phương thức tự sự?

* GV: nhấn mạnh những điểm cần lưu ý trong phần ghi nhớ.

– HS Đọc ghi nhớ SGK t28.

I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự

1. Bài tập: ( sgk –t27)

* Nhận xét:

a Người nghe muốn biết một câu chuyện, mong muốn được nghe kể chuyện.

– Người kể sẽ kể một câu chuyện.

+ Trong những trường hợp trên câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó.

b. Ngay từ buổi đầu dụng nước cha ông ta đã liên tiếp chống giặc ngoại xâm.

Truyện kể về Thánh Gióng ở thời Hùng Vương thứ sáu.

1. Sự ra đời của Thánh Gióng.

2. TG biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. TG lớn nhanh như thổi.

4. TG vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt đi đánh giặc.

5. TG đánh tan giặc.

6. TG bay về trời.

7. Vua lập đền thờ, phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại.

→ Trình bày một chuỗi các sự việc liên tiếp có liên quan với nhau, sự việc này nối tiếp sự việc kia.

– Nếu ta đảo các sự việc thì không được vì phá vỡ trật tự, ý nghĩa không đảm bảo, người nghe sẽ không hiểu.

– Tự sự phải dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

– Người nghe sẽ không hiểu.

– Mục đích của người kể: ca ngợi, bày tỏ lòng biết ơn. Giải thích.

– Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê,..

2 Kết luận:

– Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, có đầu, có cuối và dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

– Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, hiểu rõ vấn đề, từ đó bày tỏ thái độ khen chê.

* Ghi nhớ: SGK – tr28.

Hoạt động 2 HDHS Luyện tập

– Giáo viên hướng dẫn HS làm bài tập

HS thực hiện , nx

GV nx chung , chốt.

– Đọc câu chuyện và cho biết: trong truyện này, phương thức tự sự được thể hiện như thế nào? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

– Đọc bài tập 2 SGK?

– Đây có phải là bài thơ tự sự không? Vì sao?

– Yêu cầu HS kể miệng câu chuyện trên.

– Đọc yêu cầu bài tập 3.

– Các văn bản thuộc loại văn bản gì?

– Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.

II. Luyện tập

1. Bài tập 1

– Phương thức tự sự trong truyện:

+ Kể theo trình tự thời gian sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ, ngôi kể thứ ba.

– ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi trí thông minh, biến báo linh hoạt của ông già yêu cuộc sống.

Truyện kể diễn biến tư tưởng của ông già mang màu sắc hóm hỉnh; kể theo trình tự thời gian, các sự việc nối tiếp nhau, kết thúc bất ngờ; thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống, dù kiệt sức thì sống cùng hơn chết.

2. Bài tập 2

– Đây là bài thơ tự sự

– Bài thơ kể chuyện bé Mây và mèo con rủ nhau bẫy chuột nhưng mèo tham ăn quá nên đã mắc vào bẫy. Hoặc đúng hơn là mèo thèm quá đã chui vào bẫy ăn tranh phần của chuột và ngủ ở trong bẫy.

– Tuy diễn đạt bằng thơ năm tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu, có cuối, có nhân vật, chi tiết, diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo đã khiến mèo tự sa bẫy của chính mình → Bài thơ tự sự.

– Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài thơ.

+ Bé mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm lừng, treo lơ lửng trong cái cạm sắt.

+ Cả bé, cả mèo đều nghĩ chuột tham ăn nên mắc bẫy ngay.

+ Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. chúng chí cha, chí choé khóc lóc, cầu xin tha mạng.

+ Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò…chắc mèo ta đang mơ.

3. Bài tập 3

– Văn bản 1 là một bản tin, nội dung kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lầ thứ 3 tại thành phố Huế chiều 3-4- 2002.

– Văn bản 2: Đoạn văn “Người Âu Lạc đánh quân Tần xâm lược là một bài trong Lịch sử lớp 6.

Cả hai văn bản đều có mội dung tự sự với nghĩa kể chuyện, kể việc.

Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay Lịch sử.

4. Bài tập 4

– Tổ tiên xưa của người Việt Nam là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên do Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra. Lạc Long Quân nòi rồng, Âu Cơ dòng tiên, bởi vậy người Việt Nam tự xưng là con Rồng, cháu Tiên.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *