Giáo án bài Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Tiết 2) – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự (Tiết 2)

1. Kiến thức

– Hiểu được vai trò,mối quan hệ và ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.

2. Kĩ năng

– Chỉ ra được sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự.

– Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.

3. Thái độ

– Chỉ ra được sự việc và nhân vật trong một văn bản tự sự.

– Xác định sự việc, nhân vật trong một đề bài cụ thể.

1. Giáo viên giáo án, sách giáo viên, sách giáo khoa, sách tham khảo…

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi, …

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

– Đặc điểm của sự việc trong văn tự sự?

3. Bài mới

Giờ này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nhân vật trong văn tự sự và làm bài tập để củng cố cho phần lí thuyết đã học.

4. Củng cố, luyện tập

– Vai trò của nhân vật trong văn tự sự ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học bài, làm bài tập (sgk t38,39)

– Soạn bài : Sự tích Hồ Gươm.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự

– Em hãy kể tên các nhân vật trong văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

+ Ai là người làm ra sự việc?

+ Ai được nói đến nhiều nhất?

+ Ai là nhân vật chính?

+ Ai là nhân vật phụ?

+ Nhân vật phụ có cần thiết không? Có bỏ đi được không? vì sao ?

– Nhân vật trong văn tự sự có vai trò gì?

– Các nhân vật được thể hiện như thế nào?

*GV chốt: Đó là dấu hiệu để nhận ra nhân vật đồng thời là dấu hiệu ta phải thể hiện khi muốn kể về nhân vật.

– Em hãy gọi tên, giới thiệu tên, lai lịch, tài năng, việc làm của các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?

* GV nhấn mạnh: Không phải nhân vật nào cũng đủ các yếu tố trên nhưng tên NV thì phải có và việc làm của nhân vật.

– 2 HS đọc ghi nhớ .

I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

1. Sự việc trong văn tự sự

2. Nhân vật trong văn tự sự

a Bài tập(SGK-Tr38) .

* Nhận xét :

– Người nói đến nhiều nhất: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

– Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

– Nhân vật phụ:Vua Hùng, Mị Nương, Lạc hầu không thể bỏ đi được.Vì thế lại không thành chuyện.

* Vai trò của nhân vật:

+ Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.

+ Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tưởng của tác phẩm.

+ Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.

* Cách thể hiện của nhân vật:

– Được gọi tên.

– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.

– Được kể việc làm.

– Được miêu tả.

3 Kết luận :

* Ghi nhớ ý2 (sgk t38)

Hoạt động 2 : Luyện tập

– Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thủy tinh?

– Cách đặt tên truyện như thế nào

II. Luyện tập

1. Bài tập 1(sgk t38,39)

b. Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính:

– Thời vua Hùng Vương thứ 18, ở vùng núi Tản Viên có chàng ST có nhiều tài lạ…ở miền nước thẳm có chàng TT tài năng không kém. Nghe tin vua Hùng kén chồng cho công chúa Mị Nương, hai chàng đến cầu hôn. Vua Hùng kén rể bằng cách đọ tài. ST đem lễ vật đến trước lấy được Mị Nương. TT tức giận đuổi theo hòng cướp lại Mị Nương. Hai bên đánh nhau dữ dội. ST thắng bảo vệ được hạnh phúc của mình, TT thua mãi mãi ôm mối hận thù. Hàng năm TT đem quân đánh ST nhưng đều thua gây ra lũ lụt ở lưu vực sông Hồng.

c. Đặt tên gọi theo nhân vật chính:

– Gọi: Vua Hùng kén rể : Chưa nói đựơc thực chất của truyện.

– Gọi: Truyện Vua Hùng..: dài dòng, đánh đồng nhân vật, không thoả đáng.

2. Bài tập 2:(sgk t39) Tưởng tượng để kể

– Nhan đề : Một lần không vâng lời

– Kể việc :không vâng lời mẹ

– Nhân vật chính là ai? VD tên là Vân

– Chuyện xảy ra bao giờ? ở đâu?

– Nguyên nhân? Diễn biến? kết quả?

– Rút ra bài học ?

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *