Giáo án bài So sánh – Giáo án Ngữ văn lớp 6

Tải word giáo án: So sánh

1. Kiến thức

– Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh.

2. Kĩ năng

– Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo ra những so sánh hay.

3. Thái độ

– Có thái độ học tập đúng đắn,

1. Giáo viên Sách giáo viên, sách giáo khoa, giáo án.

2. Học sinh sách giáo khoa, nháp, vở ghi.

1. Ổn định tổ chức

Kiểm tra sĩ số :

2. Kiểm tra

– Phó từ là gì? Đặt 3 câu có dùng phó từ: đã, đang, thật?

3. Bài mới

4. Củng cố, luyện tập

So sánh là gì. Vẽ mô hình cấu tạo phép so sánh?

5. Hướng dẫn học ở nhà

– Học thuộc ghi nhớ.

– Làm bài tập 3, 4

– Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 chuẩn khác:

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: hình thành khái niệm mới

GV treo bảng phụ

– Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh?

– Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?

– Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy?

– So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh)

– Câu hỏi 3 SGK: Con mèo được so sánh với con gì?

– Hai con vật này có gì giống và khác nhau?

– So sánh này khác so sánh trên ở chỗ nào?

– Em hiểu thế nào là so sánh?

I. So sánh là gì?

1. Bài tập: (SGK – tr24).

2. Kết luận.

– Các sự vật, sự việc được so sánh:

+ Trẻ em được so sánh với búp trên cành,

+ Rừng đước dựng lên cao ngất được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.

– Cơ sở để so sánh:

Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác.

+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.

– Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc, gợi cảm giác cụ thể, làm nổi bật cảm nhận của người đọc đối với sự vật được nói đến .

– Con mèo được so sánh với con hổ

– Hai con vật này:

+ Giống nhau về hình thức lông vằn

+ Khác nhau về tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ

– Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất và tác dụng cụ thể của sự vật là con mèo.

*. Ghi nhớ (SGK- tr24)

*Hoạt động 2: cấu tạo của phép so sánh:

– Gọi HS đọc VD

* Gv cho HS chép vào bảng cấu tạo phép so sánh

– Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình phép so sánh?

– Em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh?

– Gọi HS đọc ghi nhớ

– HS đọc

II. Cấu tạo của phép so sánh:

1. Bài tập :

Cho các câu sau:

a. Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

b. Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.

c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.

d. Lòng ta vui như hội,

Như cờ bay, gió reo!

Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Thân em ẩn(số phận trớ trêu) như ớt trên cây
Chí lớn cha ông;
Lòng mẹ bao la
Thay bằng dấu hai chấm Trường Sơn ;
Cửu Long
Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc. như Tranh hoạ đồ
Lòng ta như hội, cờ bay, gió reo.

* Nhận xét:

– Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn.

– Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm).

– Vế B có thể được đảo lên trước vế A.

– Vế A và B có thể có nhiều vế.

2. Ghi nhớ: (SGK – TR25)

Hoạt động 3: luyện tập

– GV nêu yêu cầu của bài tập

– Các tổ thi trò chơi tiếp sức trong 5 phút

– GV gọi mỗi em làm 1 câu

III. Luyện tập:

Bài 1:

a. So sánh đồng loại:

      Người là Cha, là Bác, là Anh

   Quả tim lớn lọc trăm ngàn máu nhỏ

         (Tố Hữu)

   Bao bà cụ từ tâm như mẹ

   Yêu quý con như đẻ con ra

      (Tố Hữu)

      Đêm nằm vuốt bụng thở dài

   Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn

      (Ca dao)

b. So sánh khác loại:

– So sánh vật với người: Đoạn năn viết về Dế Choắt

– So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng:

   Chí ta như núi Thiên Thai ấy

   Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng.

      (Tố Hữu)

      Đây ta như cây giữa rừng

   Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời

         (Ca dao)

Bài 2: – Khoẻ như voi

– Đen như cột nhà cháy

– Trắng như ngó cần

– Cao như cây sào

Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh)
Thân em ẩn(số phận trớ trêu) như ớt trên cây
Chí lớn cha ông;
Lòng mẹ bao la
Thay bằng dấu hai chấm Trường Sơn ;
Cửu Long
Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc. như Tranh hoạ đồ
Lòng ta như hội, cờ bay, gió reo.

Similar Posts

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *