Giáo án bài Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (I) – Giáo án Ngữ văn lớp 9

Tải word giáo án: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (I)

– Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức

– Trên cơ sở học sinh tự ôn tập, nắm vững văn bản, giá trị nội dung và nghệ thuật của các văn bản thơ , truyện hiện đại đã học từ tuần 10 đến tuần 15 để làm bài kiểm tra viết 1 tiết tại lớp. Qua đó đánh giá kết quả học tập của các em về kiến thức, kĩ năng , thái độ.

– Tích hợp kiến thức Tiếng Việt và Tập làm văn.

2. Kĩ năng

– Rèn cho học sinh kĩ năng trình bày bài kiểm tra rõ rằng sàng, sạch đẹp.

3. Thái độ

– Học sinh được rèn thái dộ làm bài nghiêm túc, cháp hành nội quy.

1. Giáo viên

   + Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu.

   + Ra đề phù hợp với nhận thcs của học sinh.

2. Học sinh

   + Đọc trước bài, chuẩn bị bài: tóm tắt, phân tích các hình ảnh thơ, nhân vật trong truyện , phát hiện các chi tiết nghệ thuật.

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra

– GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

3. Bài mới

* Khung ma trận đề kiểm tra văn:

I/ Phần trắc nghiệm:

Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nhận định nào nói đúng nhất phương thức biểu đạt của bài “Bếp lửa”?

A. Tự sự, biểu cảm, miêu tả

B. Miêu tả, nghị luận, biểu cảm

C. Tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận

D. Biểu cảm, tự sự, nghị luận

Câu 2: Bài “ánh trăng” được sáng tác vào năm nào? ở đâu?

A. 1970 – Hà Nội

C. 1975 – TP HCM

B. 1978 – TP HCM

D. 1978 – Huế

Câu 3: Hai bài thơ: “Đồng Chí” và”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” cùng giống nhau ở điểm nào?

A. Cùng viết về đề tài người lính trong chiến tranh

B. Cùng viết theo thể thơ 8 chữ

C. Cùng nói lên sự hi sinh của những người lính

D. Cả A và B , C đều đúng.

Câu 4: Dòng nào sau đây nói đầy đủ nhất ý nghĩa của vầng trăng trong bài thơ: “ Ánh trăng” ?

A. Trăng biểu tượng cho thiên nhiên tươi mát.

B. Trăng biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình

C. Trăng biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng của cuộc sống

D. Cả ba ý thơ trên.

II/ Phần tự luận:

Câu 1: Chép thuộc lòng khổ 3, 4 của bài thơ “ Ánh trăng”, nêu nội dung của đoạn vừa chép?

Câu 2: Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn « Làng » của nhà văn Kim Lân.

Câu 3: Viết một bài văn ngắn phân tích tình tình “Đồng chí” của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.

I. Phần trắc nghiệm: (2đ – mỗi ý đúng 0,5đ)

Câu 1: C

Câu 2: B

Câu3: A

Câu 4: D

II. Phần tự luận (8đ)

Câu 1 (2đ)

– Đoạn thơ: “Từ hồi về thành phố…Vầng trăng tròn”

⇒ Mối qhệ giữa người và trăng từ khi chuyển về thành phố: trở nên xa lạ không quen biết. Tình huống đột ngột mất điện, con người gặp lại vầng trăng.

Câu 2 (1đ)

* Tình huống: ông Hai nghê được tin làng chợ theo giặc từ miệng người đàn bà đi tản cư dưới xuôi lên.

Câu 3 (5đ)

– Giới thiệu tác giả hoàn cảnh ra đời , khái quát nội dung bài thơ.

a. Những cơ sở để hình thành tình đồng chí:

– Tương đồng về hoàn cảnh xuất thân, cùng giai cấp: đều là người nông dân lao động nghèo khổ.

“Quê hương anh >< Làng tôi nghèo …

nước mặn đồng chua >< đất cày lên sỏi đá…”

→ NT: đối, thành ngữ

– Cùng chung nhiệm vụ,cùng chung lí tưởng. Tình đồng chí còn được nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu:

“Tôi với anh đôi người xa lạ

…chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

… đôi tri kỉ”

→ hình ảnh thơ sóng đôi , điệp ngữ.

– Tình đồng chí, đồng đội nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn cũng như niềm vui trong cuộc sống.

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

– Dòng thơ đặc biệt, 2 tiếng, 1từ, dấu chấm than “Đồng chí!” ⇒ tạo 1 nốt nhấn như một phát hiện, 1 lời khẳng định, là quá trình tất yếu dẫn đến 1 t/cảm cao đẹp của tình đồng chí. Câu thơ được lấy làm nhan đề của bài, biểu hiện chủ đề, là linh hồn của bài thơ.

⇒ Nó như bản lề nối liền 2 đoạn thơ khép mở 2 ý thơ: nhữngcơ sở của tình đồng chí và những biểu hiện của tình đồng chí

b. Những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

– Tình đồng chí là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng của nhau:

“Ruộng nương …mặc kệ… ra lính”

   + “Mặc kệ” thể hiện quyết tâm ra đi cứu nước tạm quên tình riêng gđình

– Tình đồng chí là thông cảm với nhau về bệnh tật trong chiến đấu mà người lính mắc phải:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

– Tình đồng chí là cùng nhau chia sẻ những gian lao và thiếu thốn trong cuộc đời người lính,

” Áo anh …..chân không giày”

NT: Sử dụng các câu thơ song đôi, đối ứng, tả thực. Cấu trúc ấy đã diễn tả sự gắn bó, chia sẻ của những người đồng đội

– Sự yêu thương nhau thể hiện chân thành giản dị họ nắm tay để truyền cho nhau hơi ấm và sức mạnh của tình đồng chí hơi ấm ở bàn tay, ở tấm lòng đã chiến thắng cái lạnh ở “chân không giày” và thời tiết “buốt giá”

→ Sức mạnh của tình cảm keo sơn gắn bó sâu sắc giữa những người lính giúp ho vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn và gian khổ.

* Chân dung anh bộ đội Cụ Hồ buổi đầu kháng chiến sống gian khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi ấm lòng họ.

c. Chất thơ trong cuộc sống chiến đấu gian khổ:

– Bức tranh đẹp về tình đ/c, đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ.

– Trên cảnh rừng hoang sương muối là 3 hình ảnh gắn kết : người lính, khẩu súng, vầng trăng.

⇒ Làm nên sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt lên những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ thiếu thốn.

– “Đầu súng trăng treo”

“suốt đêm vầng trăng ở bầu trời cao xuống thấp dần và có lúc như treo lơ lửng ở trên đầu mũi súng”

(suy nghĩ của tác giả → hình ảnh được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc của tác giả.)

   + Súng và trăng, gần và xa , thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ. Các mặt này bổ sung cho nhau, hài hoà với nhau của cuộc đời người lính cách mạng(biểu tượng của thơ kháng chiến: kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn)

⇒ Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng- thời kì chống Pháp, và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết hình ảnh, ngôn ngữ giản dị.

4. Củng cố – luyện tập

– Thu bài, kiểm bài

– Nhận xét giờ kiểm tra.

5. Hướng dẫn học sinh về nhà:

– Ôn tập lại các bài đã học.

– Chuẩn bị bài: “Cố hương”: Đọc, tóm tắt văn bản và trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu , nêu tình huống truyện .

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 9 mới nhất, chuẩn nhất khác:

Similar Posts

11 Comments

  1. Discover Future University Egypt (FUE), a pioneering institution at the forefront of university innovation. once a duty to preparing
    students for the future, FUE offers cutting-edge programs and a practicing curriculum intended to equip graduates
    once the skills, knowledge, and mindset needed to thrive in an ever-changing world.

  2. Howdy very nice blog!! Man .. Beautiful .. Amazing .. I’ll bookmark your web site and take the
    feeds additionally? I am satisfied to search out
    so many helpful information here within the put up,
    we’d like work out more strategies in this regard, thank you for sharing.

    . . . . .

  3. Good day! Do you know if they make any plugins to assist with SEO?
    I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m not seeing very good success.
    If you know of any please share. Cheers!

  4. Wonderful items from you, man. I have bear in mind your stuff prior to and you’re
    simply extremely great. I really like what you have received right here, really like what
    you’re stating and the way in which by which you are saying it.
    You are making it entertaining and you continue to
    care for to stay it sensible. I can’t wait to read far more from you.
    This is really a tremendous site.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *